![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Việt Nam những tư tưởng triết học Phật giáo, đặc biệt nhân sinh quan Phật giáo, là một trong những nhân tố cấu thành nền văn hóa dân tộc cũng như nhân cách, đạo đức của mỗi người dân. Từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo luôn tỏ rõ vai trò quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng và toàn diện trong đời sống xã hội Việt Nam. Những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo luôn biến đổi trải qua những bước thăng trầm trong lịch sử. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam LUẬN VĂN:Phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài ở Việt Nam những tư tưởng triết học Phật giáo, đặc biệt nhân sinh quan Phậtgiáo, là một trong những nhân tố cấu thành nền văn hóa dân tộc cũng như nhân cách, đạođức của mỗi người dân. Từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo luôn tỏ rõ vai trò quantrọng, có ảnh hưởng sâu rộng và toàn diện trong đời sống xã hội Việt Nam. Những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo luôn biến đổi trải qua nhữngbước thăng trầm trong lịch sử. Đặc biệt, từ khi công cuộc đổi mới chuyển từ cơ chế tậptrung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa diễn ratrên đất nước ta, thì sự biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo trong đời sốngtinh thần của con người Việt Nam càng diễn ra khá rõ nét và có những biểu hiện mới. Trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay, xu hướng biến đổi ảnh hưởng của nhânsinh quan Phật giáo Việt Nam sẽ như thế nào? Cần đánh giá những biến đổi đó theo chiềuhướng tích cực hay tiêu cực? Những nhân tố nào cần phát huy trong điều kiện mới vàbằng cách nào để có thể phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởngtiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Namlà vấn đề đang đặt ra và cần làm sáng tỏ. 2. Tình hình nghiên liên quan đến cứu đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần của con ngườiViệt Nam là đề tài rộng lớn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và đạt được những kếtquả đáng trân trọng. Có thể kể ra một số công trình sau đây: Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam của Viện Triết học, Hà Nội,1986; Lịch sử Phật giáo Việt Nam của PGS Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Viện Triết học,Hà Nội, 1991; Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), NxbKhoa học xã hội, 1993 ; Thiền học Trần Thái Tông của Nguyễn Đăng Thục, Nxb Vănhóa Thông tin, 1996; Tôn giáo tín ngưỡng hiện nay, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấpthiết, Trung tâm Thông tin tư liệu - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1996; Vănhóa Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ của Nguyễn ThịBảy, Nxb Văn hóa thông tin 1997; ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối vớicon người Việt Nam hiện nay của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hànội 1997; Tư tưởng triết của học Thiền phái Trúc Lâm đời Trần của Trương Văn Chung,Nxb Chính trị quốc gia, 1998; ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sốngvăn hóa tinh thần ở Việt Nam của Lê Hữu Tuấn, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chínhtrị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1998; Tư tưởng Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999 ; Phật Giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn ĐăngDuy, Nxb Hà Nội, 1999; Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập I của NguyễnHùng Hậu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002 v.v... Có thể nhận xét một cách khái quát, những công trình nghiên cứu trên đều thốngnhất ở một số điểm: Phật giáo có ảnh hưởng nhất định trong đời sống xã hội Việt Nam,đặc biệt là đời sống tinh thần. Những triết lý đầy tính nhân sinh của Phật giáo kết hợp vớivăn hóa truyền thống đã tạo nên sự phong phú của đời sống tinh thần của con người ViệtNam. Những công trình nghiên cứu nói trên, trực tiếp hoặc gián tiếp, ở các mức độ vàkhía cạnh khác nhau, đã thể hiện tư tưởng triết học Phật giáo và ảnh hưởng của nó đốivới đời sống xã hội Việt Nam. Do đó, việc đánh giá những ảnh hưởng tích cực, tiêu cựccủa Phật giáo, mà trước hết là nhân sinh quan Phật giáo, trên cơ sở đó đưa ra những giảipháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tưtưởng triết học này trong đời sống xã hội Việt Nam lâu nay, là việc làm hết sức có ýnghĩa. Tuy nhiên, việc làm sáng tỏ sự biến đổi ảnh hưởng của Phật giáo nói chung vànhân sinh quan Phật giáo nói riêng đối với đời sống tinh thần của con người Việt Namdưới tác động mạnh mẽ của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay thì hãy còn chưanhiều. Vì vậy, luận văn có nhiệm vụ là: trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiêncứu của những công trình đi trước để khảo sát đánh giá sự biến đổi của ảnh hưởng nhânsinh quan Phật giáo trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn a) Mục đích Luận văn làm rõ sự biến đổi ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trong quátrình đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Nêu ra một số giải pháp nhằm phát huy những ảnhhưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo trong quátrình đổi mới ở nước ta hiện ...