LUẬN VĂN: Phát huy vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh hiện nay
Số trang: 103
Loại file: pdf
Dung lượng: 805.41 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là một nhiệm vụ rất nặng nề, khó khăn, phức tạp, song vấn đề quan trọng không kém đó là làm như thế nào để đưa pháp luật vào cuộc sống, để pháp luật được mọi người tôn trọng và chấp hành đầy đủ. Trong bài phát biểu tại Hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo luật Hôn nhân gia đình ngày 10/10/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Công bố đạo luật này, chưa phải mọi việc đều xong, mà phải tuyên truyền giáo dục lâu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Phát huy vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh hiện nay LUẬN VĂN: Phát huy vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh hiện nay Mở ĐầU 1. Lý do chọn đề tài Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là một nhiệm vụ rất nặng nề, khó khăn, phức tạp, song vấn đề quan trọng không kém đó là làm như thế nào để đưa pháp luật vào cuộc sống, để pháp luật được mọi người tôn trọng và chấp hành đầy đủ. Trong bài phát biểu tại Hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo luật Hôn nhân gia đình ngày 10/10/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Công bố đạo luật này, chưa phải mọi việc đều xong, mà phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện được tốt”[36, tr.54]. Do đó, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân, tìm tòi những hình thức và biện ph áp thiết thực, xây dựng một cơ chế để mọi người dân đều có điều kiện tiếp cận với pháp luật, thực thi quyền được thông tin về pháp luật và được hưởng dịch vụ tư vấn pháp lý là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân là mục tiêu được Nhà nước ta khẳng định tại Điều 2 Hiến pháp 1992. Để thực hiện được mục tiêu đó, Nhà nước ta phải đổi mới toàn diện, trong đó pháp luật là phương tiện quan trọng bảo đảm cho sự thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đặt ra. Pháp luật là phương tiện mà thông qua đó chủ trương, chính sách của Đảng được thể chế hoá nhằm quản lý xã hội. Để pháp luật đi vào cuộc sống không chỉ có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, minh bạch dễ hiểu, thực thi và khoa học mà còn phải phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật cho mọi thành viên trong xã hội hiểu và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật là sự tác động có hệ thống, có mục đích của Nhà nước nói chung, của chính quyền các cấp, của các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp...nói riêng nhằm hình thành và nâng cao ý thức pháp luật và thói quen thực hiện hành vi phù hợp các quy định pháp luật của công dân. Với ý nghĩa đó, Chỉ thị 32/CT-TW của Ban Bí thư (khoá IX) ngày 09-12-2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã khẳng định: Để đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật trong thực tế, Ban Bí thư yêu cầu cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp, các ngành thực hiện tốt các công tác sau: xác định rõ phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong những năm tới, cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thật tốt công tác này để góp phần chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân [2]. Cấp xã là một cấp trong hệ thống hành chính Nhà nước Việt Nam, là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của chính quyền cấp trên giao, chăm lo mọi sinh hoạt và đời sống của nhân dân, là cấp chính quyền gần dân nhất, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Chính quyền cấp xã đã góp phần không nhỏ trong việc trực tiếp phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân. Tuy nhiên, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp xã được tiến hành một cách thụ động, sơ sài, nội dung, hình thức chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Trà Vinh, là một trong những tỉnh nghèo của nước ta, với khoảng 30% dân số của tỉnh là người dân tộc Khơme, công tác giáo dục pháp luật nói chung và công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động của chính quyền cấp xã nói riêng được các cấp uỷ đảng và chính quyền quan tâm, nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện được đổi mới do vậy, cũng đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên trên thực tế, trong thời gian qua tại tỉnh Trà Vinh, vẫn còn một bộ phận nhân dân trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số là người Khơme trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, vi phạm pháp luật còn xảy ra nhiều, thậm chí có nơi còn phổ biến. Vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho các tầng lớp nhân dân chưa được chú trọng, đặc biệt là giáo dục pháp luật cho người dân tộc Khơme. Là một cán bộ công tác tại trường Chính trị tỉnh Trà Vinh tôi nhận thấy công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme của chính quyền cấp xã ở Trà Vinh hiện nay là vấn đề cần quan tâm, nghiên cứu nên tôi chọn đề tài: “Phát huy vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh hiện nay”. Đây là một đề tài rất cần thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn đối với tỉnh có đông đồng bào Khơme sinh sống như Trà Vinh hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề phát huy vai trò của chính quyền cấp xã và giáo dục pháp luật là những vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hai vấn đề này như: - Công trình đã viết thành sách: TS Trần Nho Thìn, Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000; Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Viện Khoa học tổ chức Nhà nước, Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước ở cấp xã, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trong tiến trình cải cách hành chính, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của quyền cấp xã, ph ường, Nxb Thống kê, 1999. Bàn về giáo dục pháp luật, của hai tác giả Trần Ngọc Đường và Dương Thị Thanh Mai, Nxb Chính tr ị Quốc gia, Hà Nội, 1995; Xây dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật do GS, TSKH Đào Trí úc chủ biên, Nxb Chính ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Phát huy vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh hiện nay LUẬN VĂN: Phát huy vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh hiện nay Mở ĐầU 1. Lý do chọn đề tài Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là một nhiệm vụ rất nặng nề, khó khăn, phức tạp, song vấn đề quan trọng không kém đó là làm như thế nào để đưa pháp luật vào cuộc sống, để pháp luật được mọi người tôn trọng và chấp hành đầy đủ. Trong bài phát biểu tại Hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo luật Hôn nhân gia đình ngày 10/10/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Công bố đạo luật này, chưa phải mọi việc đều xong, mà phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện được tốt”[36, tr.54]. Do đó, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân, tìm tòi những hình thức và biện ph áp thiết thực, xây dựng một cơ chế để mọi người dân đều có điều kiện tiếp cận với pháp luật, thực thi quyền được thông tin về pháp luật và được hưởng dịch vụ tư vấn pháp lý là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân là mục tiêu được Nhà nước ta khẳng định tại Điều 2 Hiến pháp 1992. Để thực hiện được mục tiêu đó, Nhà nước ta phải đổi mới toàn diện, trong đó pháp luật là phương tiện quan trọng bảo đảm cho sự thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đặt ra. Pháp luật là phương tiện mà thông qua đó chủ trương, chính sách của Đảng được thể chế hoá nhằm quản lý xã hội. Để pháp luật đi vào cuộc sống không chỉ có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, minh bạch dễ hiểu, thực thi và khoa học mà còn phải phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật cho mọi thành viên trong xã hội hiểu và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật là sự tác động có hệ thống, có mục đích của Nhà nước nói chung, của chính quyền các cấp, của các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp...nói riêng nhằm hình thành và nâng cao ý thức pháp luật và thói quen thực hiện hành vi phù hợp các quy định pháp luật của công dân. Với ý nghĩa đó, Chỉ thị 32/CT-TW của Ban Bí thư (khoá IX) ngày 09-12-2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã khẳng định: Để đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật trong thực tế, Ban Bí thư yêu cầu cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp, các ngành thực hiện tốt các công tác sau: xác định rõ phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong những năm tới, cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thật tốt công tác này để góp phần chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân [2]. Cấp xã là một cấp trong hệ thống hành chính Nhà nước Việt Nam, là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của chính quyền cấp trên giao, chăm lo mọi sinh hoạt và đời sống của nhân dân, là cấp chính quyền gần dân nhất, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Chính quyền cấp xã đã góp phần không nhỏ trong việc trực tiếp phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân. Tuy nhiên, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp xã được tiến hành một cách thụ động, sơ sài, nội dung, hình thức chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Trà Vinh, là một trong những tỉnh nghèo của nước ta, với khoảng 30% dân số của tỉnh là người dân tộc Khơme, công tác giáo dục pháp luật nói chung và công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động của chính quyền cấp xã nói riêng được các cấp uỷ đảng và chính quyền quan tâm, nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện được đổi mới do vậy, cũng đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên trên thực tế, trong thời gian qua tại tỉnh Trà Vinh, vẫn còn một bộ phận nhân dân trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số là người Khơme trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, vi phạm pháp luật còn xảy ra nhiều, thậm chí có nơi còn phổ biến. Vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho các tầng lớp nhân dân chưa được chú trọng, đặc biệt là giáo dục pháp luật cho người dân tộc Khơme. Là một cán bộ công tác tại trường Chính trị tỉnh Trà Vinh tôi nhận thấy công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme của chính quyền cấp xã ở Trà Vinh hiện nay là vấn đề cần quan tâm, nghiên cứu nên tôi chọn đề tài: “Phát huy vai trò giáo dục pháp luật của chính quyền cấp xã cho đồng bào Khơme ở tỉnh Trà Vinh hiện nay”. Đây là một đề tài rất cần thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn đối với tỉnh có đông đồng bào Khơme sinh sống như Trà Vinh hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề phát huy vai trò của chính quyền cấp xã và giáo dục pháp luật là những vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hai vấn đề này như: - Công trình đã viết thành sách: TS Trần Nho Thìn, Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000; Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Viện Khoa học tổ chức Nhà nước, Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước ở cấp xã, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trong tiến trình cải cách hành chính, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của quyền cấp xã, ph ường, Nxb Thống kê, 1999. Bàn về giáo dục pháp luật, của hai tác giả Trần Ngọc Đường và Dương Thị Thanh Mai, Nxb Chính tr ị Quốc gia, Hà Nội, 1995; Xây dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật do GS, TSKH Đào Trí úc chủ biên, Nxb Chính ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo dục pháp luật chính quyền cấp xã đồng bào Khơme tỉnh Trà Vinh cao học xã hội luận văn cao học luận văn xã hội luận vănTài liệu liên quan:
-
Thảo luận đề tài: Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu
98 trang 311 0 0 -
Luận văn: Thiết kế xây dựng bộ đếm xung, ứng dụng đo tốc độ động cơ trong hệ thống truyền động điện
63 trang 238 0 0 -
79 trang 231 0 0
-
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 221 0 0 -
LUẬN VĂN: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍCH CỰC VÀ ỨNG DỤNG CHO BÀI TOÁN LỌC THƯ RÁC
65 trang 220 0 0 -
Đồ án: Kỹ thuật xử lý ảnh sử dụng biến đổi Wavelet
41 trang 220 0 0 -
Báo cáo thực tập nhà máy đường Bến Tre
68 trang 216 0 0 -
Báo cáo bài tập môn học : phân tích thiết kế hệ thống
27 trang 208 0 0 -
BÀI THUYẾT TRÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN
11 trang 205 0 0 -
Luận văn: Nghiên cứu văn hóa Ấn Độ
74 trang 202 0 0