Danh mục

LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hợp tác ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp

Số trang: 70      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.77 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hợp tác lao động là xu thế tất yếu nhằm khắc phục những hạn chế của lao động cá thể và tăng sức sản xuất của lao động tập thể. Nhưng hợp tác lao động chỉ phát huy được ưu thế một khi được diễn ra theo đúng yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất và xã hội hóa lao động. Thực tế trong thời gian qua, mô hình hợp tác xã cũ trước đây đã không còn phù hợp, đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu về kinh tế hợp tác để tìm ra...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hợp tác ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hợp tác ở ngoạithành thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp Mở Đầu 1. Sự cần thiết của đề tài Hợp tác lao động là xu thế tất yếu nhằm khắc phục những hạn chế của lao động cáthể và tăng sức sản xuất của lao động tập thể. Nhưng hợp tác lao động chỉ phát huy đượcưu thế một khi được diễn ra theo đúng yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất và xã hộihóa lao động. Thực tế trong thời gian qua, mô hình hợp tác xã cũ trước đây đã không còn phù hợp,đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu về kinh tế hợp tác để tìm ra những hình thức mới,những nhân tố mới cũng như đề ra được những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy nhanh,mạnh và vững chắc kinh tế hợp tác, qua đó tạo điều kiện cho việc phát triển sản xuất hànghóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa và góp phần xây dựng nông thôn mới. Các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua cũng như cácvùng khác trong cả nước đã xuất hiện những hình thức hợp tác mới, vừa mang đặc điểmchung vừa có tính đặc thù của các huyện ven thành phố lớn. Do đó, cần phải tổng kết nhằmphát hiện ra những mô hình kinh tế hợp tác thích hợp, đề ra phương hướng và các giảipháp đổi mới nhằm góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp ở thành phố Hồ ChíMinh nói riêng và cả nước nói chung. Xuất phát từ yêu cầu đó tác giả đã chọn đề tài Pháttriển kinh tế hợp tác ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháplàm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề kinh tế hợp tác đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả như: Giáosư, Viện sĩ Đào Thế Tuấn với tác phẩm Khảo sát các hình thức tổ chức hợp tác của nôngdân ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ ThếTùng Việc thực hiện khoán 10 - những vấn đề đặt ra và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứulý luận, 3/1991; Giáo sư Lê Xuân Tùng (chủ biên) Chế độ kinh tế hợp tác những vấn đề lýluận và giải pháp thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Giáo sư Nguyễn ĐìnhNam Đổi mới các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, Tạp chí Kinh tế và phát triển,11/1996... Nhưng nhìn chung chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu các hình thứckinh tế hợp tác ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. Với luận văn này, chúng tôi muốn kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tácgiả trên, đồng thời thông qua thực tiễn sản xuất ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh đểtìm ra các giải pháp phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với đặc thù kinh tế của các huyệnven thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của kinh tế hợp tác ở thànhphố Hồ Chí Minh, luận văn đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế hợp tác phù hợp vớiđiều kiện sản xuất ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần thúc đẩy kinh tếhợp tác trong nông nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các huyện ngoạithành thành phố Hồ Chí Minh nói riêng phát triển. Nhiệm vụ của luận văn: - Làm rõ kinh tế hợp tác là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển nền kinh tếtừ trình độ lạc hậu đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. - Khảo sát, nghiên cứu tìm ra những ưu - nhược điểm của các hình thức kinh tếhợp tác ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay. - Đề ra phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với yêu cầuthực tiễn sản xuất ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần thúc đẩy sản xuấtphát triển. 4. Giới hạn nghiên cứu của luận văn Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu khảo sát tình hình phát triển kinh tế hợp táctrong nông nghiệp ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh nh ư: Bình Chánh, CủChi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ từ năm 1986 đến nay (mà chủ yếu là năm 1997 đến nay). 5. Phương pháp nghiên cứu Trong bản luận văn này tác giả chủ yếu kết hợp sử dụng phương pháp biện chứnglịch sử với phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và khảo sát thực tế trên địa bàn ngoạithành thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm ra những hình thức kinh tế hợp tác trong nôngnghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. 6. Đóng góp mới của luận văn Tìm ra các giải pháp phát triển hợp tác trong nông nghiệp phù hợp đặc thù ở cáchuyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và ở Việt Nam nói chung. VII. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văngồm 3 chương. Chương 1 Tính Tất Yếu Và Những NHÂN Tố Tác Động Đến Sự RA Đời Và Phát ...

Tài liệu được xem nhiều: