Danh mục

LUẬN VĂN: Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre

Số trang: 103      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.08 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 103,000 VND Tải xuống file đầy đủ (103 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay, cuộc cạnh tranh giữa các nước có nền kinh tế phát triển đang diễn ra gay gắt. Trong cuộc cạnh tranh này, phần chiến thắng sẽ thuộc về quốc gia có nguồn lực con người chất lượng cao, có khả năng sáng tạo và chiếm lĩnh đỉnh cao của tri thức khoa học tiên tiến. Vì vậy, phát triển NLCN luôn được đặt ở vị trí trung tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia đang tiến hành công nghiệp hóa. Quá trình phát triển kinh tế-xã hội...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre LUẬN VĂN:Phát triển nguồn lực con ngườitrong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, cuộc cạnh tranh giữa các nước có nền kinh tế phát triển đang diễn ragay gắt. Trong cuộc cạnh tranh này, phần chiến thắng sẽ thuộc về quốc gia có nguồn lựccon người chất lượng cao, có khả năng sáng tạo và chiếm lĩnh đỉnh cao của tri thức khoahọc tiên tiến. Vì vậy, phát triển NLCN luôn được đặt ở vị trí trung tâm hàng đầu trongchiến lược phát triển của nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia đang tiến hành côngnghiệp hóa. Quá trình phát triển kinh tế-xã hội nước ta diễn ra khi cuộc cách mạng khoa học-công nghệ trên thế giới đã đạt tới đỉnh cao. Điều kiện lịch sử này cho phép chúng ta cóthể và cần phải vận dụng tiến bộ KH-CN để có cơ hội phát triển nhanh CNH, HĐH đấtnước theo con đường rút ngắn. Từ thực tế đó, khi bước vào thời kỳ CNH, HĐH, Đảng taxác định: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triểnnhanh và bền vững” [17, tr.85]. Sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta không đơn giản chỉ làcông cuộc xây dựng kinh tế, mà chính là quá trình biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội, nhằm đưa xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất, do đó,đòi hỏi phải có NLCN mạnh về số lượng, phát triển cao về chất lượng, thật sự là độnglực cho sự phát triển nhanh và bền vững. Từ nhận thức đó, Đảng ta khẳng định: “Nângcao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tốquyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [17, tr.21]. Hiện nay,phát triển NLCN, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đang là một trong nhữnghướng ưu tiên và là khâu đột phá để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH và đổimới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bến Tre là tỉnh đồng bằng cuối nguồn sông Cửu Long, được hợp thành bởi ba cùlao lớn. Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, người Bến Tre đã “Anh dũng Đồngkhởi, thắng Mỹ, diệt Ngụy”. Nhưng trong công cuộc xây dựng quê hương, mặc dù tiềmnăng kinh tế, xã hội có thể nói không thua kém các tỉnh bạn bao nhiêu, nhưng nhiều mặtđời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của Bến Tre vẫn chưa vươn lên ngang bằng với cáctỉnh trong khu vực. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, Đại hội đại biểu lần thứ VI Đảng bộtỉnh Bến Tre chỉ rõ: “Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế đối với tỉnh ta so với các tỉnhtrong khu vực đồng bằng sông Cửu Long là điều mà chúng ta quan tâm nhất” [22,tr.44]. Trong những năm gần đây, nhờ biết khai thác thế mạnh kinh tế thuỷ sản và kinhtế vườn, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bến Tre đã đạt mức tăng trưởng khá (giai đoạn2000-2004, bình quân tăng 8,7%/năm). Tuy nhiên, so với các tỉnh trong khu vực và cảnước, Bến Tre vẫn là tỉnh có tốc độ phát triển chậm, đặc biệt là quá trình CNH, HĐHdiễn ra với quy mô nhỏ bé và chậm chạp. Để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thếmạnh của mình, gần đây, Bến Tre đã bắt đầu quan tâm phát triển NLCN của tỉnh và đãđạt được những thành tựu quan trọng bước đầu. Nhưng đến nay, nhiều tiềm năng to lớn,nhất là tiềm năng con người của Bến Tre, vẫn chưa được khai thác có hiệu quả và chưachuyển hóa thành nội lực cho sự phát triển nhanh và bền vững, chưa đáp ứng yêu cầuthực tiễn của quá trình CNH, HĐH ở Bến Tre. Đây là một trong những nguyên nhânchính cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Do đó, việc nghiên cứu khoa họcnhằm “Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa ở tỉnh Bến Tre” là vấn đề đang đặt ra cấp thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với tiếntrình phát triển của Bến Tre trong những năm tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, NLCN và phát triển NLCN là vấn đề đã được đề cậpnghiên cứu ở nhiều mức độ và góc độ khác nhau. Nhiều công trình đã nghiên cứu mộtcách có hệ thống các vấn đề về NLCN, về GD-ĐT, về nâng cao chất lượng và sử dụngcó hiệu quả NLCN, đáng chú ý là những công trình sau: - “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước” do PTS. Mai Quốc Chánh chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1999. Cuốn sách đã phân tích vai trò của nguồn nhân lực và sự cần thiết phải nâng caochất lượng nguồn nhân lực, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực nước ta đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. - “Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta” của PGS.Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (Viện Kinh tế thế giới), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.Quyển sách đã giới thiệu khái quát về vai trò của nguồn nhân lực ở một số nước trên thế giớidưới tác động của GD-ĐT, đồng thời nêu bật vai trò của GD-ĐT trong việc phát triển nguồnnhân lực ở Việt Nam. - “N ...

Tài liệu được xem nhiều: