Danh mục

LUẬN VĂN: Phương hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn Thanh Hoá từ nay tới 2010

Số trang: 87      Loại file: pdf      Dung lượng: 754.19 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thanh Hoá là một tỉnh rộng lớn, có điều kiện tự nhiên dồi dào, phong phú. Tuy nhiên Thanh Hoá vẫn là một tỉnh nghèo, với hơn 80% dân số sống bằng nông nghiệp. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kỳ đổi mới đã đưa nền kinh tế của tỉnh ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, từng bước đi lên. Tuy nhiên cho đến nay nền kinh tế Thanh Hoá vẫn còn nhỏ bé, trình độ công nghệ vẫn còn thấp, kết cấu hạ tầng lạc hậu. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Phương hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn Thanh Hoá từ nay tới 2010 LUẬN VĂN:Phương hướng và giải pháp phát triểncông nghiệp trên địa bàn Thanh Hoá từ nay tới 2010 Lời nói đầuThanh Hoá là một tỉnh rộng lớn, có đ iều kiện tự nhiên dồi dào, phong phú. Tuy nhiênThanh Hoá vẫn là một tỉnh nghèo, với hơn 80% dân số sống bằng nông nghiệp.Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kỳ đổi mới đã đưa nền kinh tế của tỉnhra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, từng bước đi lên. Tuy nhiên cho đến nay nền kinh tế Thanh Hoávẫn còn nhỏ bé, trình độ công nghệ vẫn còn thấp, kết cấu hạ tầng lạc hậu. Quy mô xuấtkhẩu hàng công nghiệp còn nhỏ bé so với tiềm năng của mình.Trong quá trình thực tập tại Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hoá, Em đã chọn đề tài“Phương hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn Thanh Hoá từ nay tới2010” nhằm đánh giá và đưa ra những giải pháp để phát triển công nghiệp của tỉnh, gópphần công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương. Đề tài này bao gồm 3 phần:Phần I: Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.Phần II: Thực trạng phát triển công nghiệp Thanh Hoá từ 1991 đến nay.Phần III: Ph ương hư ớng và giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hoá từ nay tới2010. Phần I Sự cần thiết khách quan phái phát triển công nghiệpI. sản xuất công nghiệp và đặc điểm của sản xuất công nghiệp.1. Nội dung của sản xuất công nghiệp. Nền kinh tế quốc dân bao gồm tổng thể các ngành sản xuất vật chất và sản xuất phivật chất. Trong các ngành sản xuất thì công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuấtvật chất và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân của mọi quốc gia. Hoạt động sảnxuất công nghiệp có đặc đ iểm khác hẳn với hoạt động sản xuất khác trong nền kinh tế quốcdân. Công nghiệp bao gồm ba hoạt động chủ yếu: - Khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thủy. - Sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệp thànhnhiều loại sản phẩm nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội. - Sản xuất và phân phối điện, nước và khí. Để thực hiện ba hoạt động cơ bản đó, dưới sự tác động và phân công lao động xã hộitrên cơ sở của tiến bộ khoa học và công nghệ, trong nền kinh tế quốc dân đã hình thành hệthống các ngành công nghiệp. - Công nghiệp khai thác. - Các ngành sản xuất và chế biến sản phẩm. - Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước và khí. Hoạt động khai thác là hoạt động mở đầu của toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp.Tính chất của hoạt động này là đưa các đối tượng lao động ra khỏi môi trường tự nhiên, tạora cơ sở nguyên liệu nguyên thuỷ cho công nghiệp nhằm phục vụ cho sản xuất và đời sốngcon người gồm: - Khai thác nguồn năng lượng như dầu mỏ, khí đ ốt, than. - Khai thác các quặng kim loại. - Khai thác các quặng phi kim loại (chủ yếu là vật liệu xây dựng). - Khai thác các quặng đặc biệt. Hoạt động chế biến là hoạt động làm thay đổi hoàn toàn về chất của các nguyên liệunguyên thuỷ, để tạo ra các sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến thành các sản phẩmcuối cùng đưa vào tiêu dùng trong sản xuất và trong đ ời sống. Quá trình chế biến từ mộtloại nguyên liệu có thể tạo ra được một loại sản phẩm tương ứng, và cũng có thể một loạisản phẩm nào đó được tạo ra từ những nguyên liệu khác nhau. Sản phẩm trung gian là cácsản phẩm được coi là nguyên liệu cho quá trình sản xuất công nghiệp tiếp theo. Sản phẩmcuối cùng là sản phẩm đã ra khỏi quá trình sản xuất công nghiệp để đưa vào sử dụng trongsản xuất hay tiêu dùng trong đời sống. Theo nguyên tắc phân ngành kinh tế quốc dân,ngành công nghiệp chế biến gồm ba ngành công nghiệp chủ yếu: - Công nghiệp chế tạo công cụ sản xuất bao gồm ngành cơ khí, chế tạo máy, cácngành kỹ thuật điện và điện tử. Đây là ngành cung cấp toàn bộ tư liệu sản xuất cho nềnkinh tế. - Công nghiệp chế biến trên đối tượng lao động như công nghiệp hóa chất, hóa dầucông nghiệp luyện kim và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. - Công nghiệp chế biến thực phẩm, vật phẩm tiêu dùng nh ư công nghiệp sản xuất gỗ,giấy, công nghiệp thủy tinh, sành, sứ, da và may mặc, công nghiệp chế biến thực phẩmphục vụ cho đời sống con người. Hoạt động sản xuất và phân phối điện nước là hoạt động tạo ra sản phẩm điện, nướcnhằm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Như vậy, có thể hiểu công nghiệp là ngành kinh tế to lớn thuộc lĩnh vực sản xuất vậtchất, bao gồm một hệ thống các ngành sản xuất chuyên môn hóa hẹp đó lại bao gồm nhiềuđơn vị sản xuất kinh doanh thuộc nhiều loại hình khác nhau.2. Các phương pháp phân lo ại: Trong hoạt động quản lý công nghiệp thường thực hiện một số biện pháp sau đây đ ểphân lo ại công nghiệp.2.1. Phân loại c ...

Tài liệu được xem nhiều: