Danh mục

LUẬN VĂN: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay

Số trang: 104      Loại file: pdf      Dung lượng: 838.55 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 104,000 VND Tải xuống file đầy đủ (104 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, đồng thời cũng là một thực thể xã hội ra đời từ hàng nghìn năm nay và sẽ tồn tại cùng với loài người trong một thời gian khó đoán định. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia. Vào những năm gần đây, tình hình tôn giáo trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay LUẬN VĂN:Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, đồng thời cũng là một thực thể xã hội ra đời từhàng nghìn năm nay và sẽ tồn tại cùng với loài người trong một thời gian khó đoán định.Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chínhtrị, văn hóa, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc,nhiều quốc gia. Vào những năm gần đây, tình hình tôn giáo trên thế giới có nhiều diễn biến phứctạp. Nằm trong dòng chảy của lịch sử nhân loại, Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo,bên cạnh các tôn giáo lớn có tổ chức với số lượng tín đồ đông đảo còn có các sinh hoạttín ngưỡng dân gian truyền thống. Tôn giáo đã và đang trở thành nhu cầu tinh thần củamột bộ phận nhân dân, các hoạt động của tôn giáo được khôi phục và phát triển mạnhmẽ, số người theo tôn giáo ngày càng tăng. Hiện nay, ngoài xu hướng hành đạo đồnghành cùng dân tộc, thuần túy tôn giáo, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật cũng đã xuất hiệncác hoạt động tôn giáo không bình thường, có phần lấn lướt chính quyền, vi phạm một sốqui định của Nhà nước về hoạt động tôn giáo: Một số chức sắc tôn giáo ngấm ngầm hoạtđộng chống đối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, có tư tưởng vọng ngoại,tìm mọi cách cung cấp thông tin sai lệch về tình hình tôn giáo ở trong nước; Hội thánhTin lành Việt Nam (miền Bắc) đã từ chối không tham gia lễ diễu hành cùng các tổ chứctôn giáo trong dịp lễ Quốc khánh 2/9/2005 với lý do là Nhà nước đối xử không bình đẳngvới Hội thánh, gây hiệu ứng tiêu cực về chính trị; các tổ chức tôn giáo, nhất là đạo Tinlành gia tăng các hoạt động truyền đạo vào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộcthiểu số; một số tôn giáo lợi dụng việc đòi lại đất đai cơ sở thờ tự để có những hoạt độngchống đối chính quyền, gây khiếu kiện rất phức tạp, hoặc gây điểm nóng tôn giáo; cógiáo phái đòi tách khỏi Giáo hội và sự quản lý của Nhà nước; nhiều tổ chức đội lốt tôngiáo nhằm tập hợp lực lượng chống lại chính quyền, tạo cớ để các thế lực thù địch bênngoài can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta… Trước tình hình đó, Đảng và Nhànước ta đã xác định phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo đểvừa đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng, vừa kịp thời đấu tranh chốngđịch lợi dụng tôn giáo để đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc có vị trí chiến lược về địa chính trị, kinhtế, an ninh quốc phòng. Là địa đầu biên cương của Tổ quốc, đây cũng là một trong nhữngđịa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch tập trung hoạt động chống phá. Số lượng tôn giáo ở Lạng Sơn có qui mô không lớn, hiện nay chỉ có ba tôn giáochính: Phật giáo, Công giáo và Tin lành. Nhìn chung các tín đồ theo đạo đại bộ phận lànhững người dân sống tốt đời đẹp đạo. Đường hướng chung của các tôn giáo ở Lạng Sơnhiện nay đều tập trung củng cố đức tin, tuyên truyền phát triển đạo. Song ở Lạng Sơn,điều cần quan tâm là sự phát triển của đạo Tin lành. Tin lành được truyền vào Lạng Sơntừ năm 1938, chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bào dân tộc Dao sinh sống (huyện BắcSơn). Thời gian qua sự phát triển của đạo Tin lành ở khu vực này đã gây những ảnhhưởng tiêu cực về nhiều mặt, xáo trộn cuộc sống bình thường của người dân, gây chia rẽđoàn kết nội bộ các dân tộc thiểu số, giữa người theo và không theo đạo Tin lành. Đángchú ý là những phần tử xấu vì lợi ích cá nhân hoặc bất mãn đã lợi dụng đạo Tin lành đểchia rẽ quần chúng với Đảng, Chính quyền hoặc cản trở việc thực hiện nghĩa vụ công dâncủa tín đồ. Trong những năm vừa qua, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ởLạng Sơn đã có nhiều tiến bộ và đạt được một số kết quả nhất định. Nhưng bên cạnh đócũng còn một số tồn tại: Một bộ phận cán bộ đảng viên nhận thức về chủ trương, chínhsách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo còn hạn chế; sự phối hợp giữa các cấp, cácngành còn thiếu tập trung và đồng bộ; việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáocòn kéo dài, gây tâm lý phản cảm cho quần chúng tín đồ và các chức sắc tôn giáo, tạo ranhững sơ hở không đáng có cho một số phần tử xấu lợi dụng. Đặc biệt việc thực hiệnchức năng quản lý nhà nước đối với tôn giáo của chính quyền ở nhiều lúc, nhiều nơi, nhấtlà ở cơ sở còn quá cứng nhắc; các đoàn thể nhân dân vùng đồng bào có đạo nói chunghoạt động còn kém hiệu quả; công tác xây dựng lực lượng cốt cán, đào tạo bồi dưỡng cánbộ làm công tác tôn giáo còn chưa được quan tâm đúng mức; việc thực hiện Chỉ thị số 01của Thủ Tướng Chính phủ “Về một số công tác đối với đạo Tin lành” còn gặp nhiều khókhăn, nhận thức đối với tôn giáo và hoạt động tôn giáo của đảng ủy, chính quyền ở một sốnơi còn chưa thống nhất. Trước tình hình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: