Danh mục

LUẬN VĂN: Quản lý tài chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Số trang: 131      Loại file: pdf      Dung lượng: 11.57 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng, đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thực hiện đối với người lao động ngay từ sau Cách mạng tháng Tám thành công. Chính sách đó đã từng bước được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử đấu tranh thống nhất Tổ quốc và xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bước sang thời kỳ đổi mới, để phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Quản lý tài chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Thực trạng và giải pháp LUẬN VĂN:Quản lý tài chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Thực trạng và giải pháp mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng, đã đượcĐảng và Nhà nước ta quan tâm thực hiện đối với người lao động ngay từ sau Cáchmạng tháng Tám thành công. Chính sách đó đã từng bước được bổ sung, sửa đổi vàhoàn thiện cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử đấu tranh thống nhất Tổ quốc và xâydựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bước sang thời kỳ đổi mới, để phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách BHXH đã được Nhà nước kịp thờiđiều chỉnh. Bộ Luật Lao động đã được Quốc hội khóa IX thông qua tại kỳ họp thứ Vngày 25/06/1994, quy định tại chương 12 về BHXH áp dụng với người lao động ở mọithành phần kinh tế. Chính phủ đã ban hành Điều lệ BHXH đối với công nhân viên chứcnhà nước (Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995) và đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ,công nhân viên quốc phòng (Nghị định 45/CP ngày 15/07/1995). Để triển khai thực hiện chính sách, chế độ BHXH đối với người lao động theocác Nghị định trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 vềviệc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức theohệ thống dọc ba cấp là: Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương và Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam là tổchức thu BHXH, giải quyết và chi trả các chế độ BHXH, thực hiện các hoạt động đầu tưđể bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH; kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan có liênquan việc sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ BHXH cho phù hợp với tình hình đấtnước trong từng giai đoạn. Qua 5 năm hoạt động, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tăng nhanh số đối tượngtham gia BHXH. Quỹ BHXH chủ yếu do người lao động và người sử dụng lao độngđóng góp tăng nhanh. Tổ chức chi trả các chế độ cho người lao động tương đối kịp thời,đảm bảo ổn định đời sống của người lao động khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,mất sức lao động và nghỉ hưu; góp phần làm ổn định, an toàn xã hội; tạo ra sự công bằng,dân chủ và làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Quỹ BHXH tạm thời nhàn rỗi đã tham giacác hoạt động đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã đem lại hiệu quảtương đối tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình hoạt động đãbộc lộ những tồn tại, hạn chế ngay trong chính sách, chế độ và tổ chức triển khai thựchiện. Vì vậy để thực hiện đúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao nhằmphục vụ ngày càng tốt hơn đối với mọi người lao động tham gia và hưởng các chế độBHXH; hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần phải tiếp tục cải tiến, hoàn thiện quảnlý trên tất cả các hoạt động của toàn ngành, đặc biệt là công tác quản lý tài chính. Là người đã và đang tham gia trực tiếp quản lý trong lĩnh vực kế hoạch tàichính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tôi chọn đề tài Quản lý tài chính trong Bảohiểm xã hội Việt Nam - Thực trạng và giải pháp nghiên cứu để nhằm góp phần quảnlý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các loại vốn, nguồn vốn và tài sản của Nhà n ước,góp phần thúc đẩy BHXHVN phát triển ổn định, vững chắc. 2. Tình hình nghiên cứu Hoạt động của BHXH nói chung và quản lý tài chính BHXH nói riêng cũng đãcó những công trình được công bố như: Thực trạng quản lý thu Bảo hiểm xã hội hiệnnay và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu, Đề tài nghiên cứu khoahọc cấp Bộ, mã số 96-01-01/ ĐT, chủ nhiệm đề tài là TS. Nguyễn Văn Châu; Thựctrạng và định hướng hoàn thiện tác nghiệp chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội hiệnnay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số 96-03-03/ĐT, chủ nhiệm đề tài là TSDương Xuân Triệu. Quản lý tài chính Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An,Luận văn Thạc sĩ kinh tế của tác giả Trần Quốc Toàn - Học viện Chính trị Quốc gia HồChí Minh năm 1999... và nhiều bài báo của nhiều nhà nghiên cứu đăng tải trên các tạpchí khoa học (xem thêm phần phụ lục các tài liệu tham khảo của luận văn). Các côngtrình trên đã đề cập khá nhiều vấn đề có liên quan đến hoạt động BHXH, nhưng chưa đềcập toàn diện, chưa phân tích, đánh giá sâu nội dung và phương thức quản lý tài chính củaBHXHVN. Để thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo, kế thừa có chọn lọc những côngtrình trên, kết hợp với khảo sát thực tiễn, phân tích, đánh giá để đề xuất những giải pháphoàn thiện quản lý tài chính trong BHXHVN. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn Mục đích: Xác định những nội dung quản lý tài chính trong BHXHVN. Phân tíchđánh giá quá trình đổi mới phương thức quản lý tài chính qua các giai đoạn, trên cơ sởđó ...

Tài liệu được xem nhiều: