Thông tin tài liệu:
Lịch sử phát triển hàng triệu năm của loài người đã được đánh dấu bằng vôsố những thành quả trong đó có tập hợp các mối quan hệ được hình thành trong xãhội. Tính văn minh của loài người thể hiện ở việc phát triển cộng đồng từ cácmối quan hệ từ thấp đến cao. Có thể nói gia đình là đơn vị tổ chức cơ bản nhấtcủa xã hội. Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởicác mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Quy định về hôn nhân của luật Hồng Đức và luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (2000) – sự kế thừa và phát huy PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử phát triển hàng triệu năm của loài người đã được đánh dấu bằng vôsố những thành quả trong đó có tập hợp các mối quan hệ được hình thành trong xãhội. Tính văn minh của loài người thể hiện ở việc phát triển cộng đồng từ cácmối quan hệ từ thấp đến cao. Có thể nói gia đình là đơn vị tổ chức cơ bản nhấtcủa xã hội. Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau b ởicác mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôidưỡng hoặc quan hệ giáo dục. Tuy nhiên theo quan niệm hiện đại về gia đình thìhôn nhân là tiền đề cơ bản để tạo nên một gia đình. Vấn đề hôn nhân và gia đìnhdần được xã hội quan tâm nhiều hơn, đặc biệt trong lịch sử phạm trù “hôn nhân”đã được xuất hiện khá lâu. Từ thời Trung Cổ với các chính sách của nhà thờ Kitôthì vấn đề thành lập gia đình giữa nam và nữ cũng đã được đề cập đến. Cùng với sự ra đời của nhà nước, Pháp luật luôn đóng vai trò là cán câncông lý, là công cụ hữu ích giúp nhà nước quản lý tốt bộ máy pháp quyền. Vấn đềquan hệ giữa các giai cấp, các giai tầng và các nhóm xã hội là những nhân tố quyếtđịnh trực tiếp đối với Nhà nước và Pháp luật. Ở hầu hết các nước, hôn nhân vàgia đình đã được gán với một bộ luật quan trọng trong hệ thống luật pháp. Ở ViệtNam cũng vậy, hiện nay nước ta đang đưa vào sử dụng bộ luât “hôn nhân và giađình” – bộ luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam KhóaX, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2000. Lịch sử cũng đã ghi nhận“Quốc triều hình luật” hay còn gọi là “Luật Hồng Đức” của triều đình nhà Lêvới nhiều điểm tích cực mà trên cơ sơ đó Luật pháp nước ta hiện nay vẫn còn kếthừa và phát huy. Vấn đề về quan hệ hôn nhân và gia đình trong bộ luật Hồng Đứclà một trong những điểm tiến bộ đáng kể. Nghiên cứu về những giá trị hữu íchtrên và ứng dụng vào thực tiễn Luật pháp nước ta hiện nay sẽ mang lại nhiều kếtquả trong việc phát triển kinh tế-văn hóa và xã hội. Nếu có một hệ thống luậtpháp vững chắc, chặt chẽ và phục vụ lợi ích cho đông đảo các giai tầng trong xãhội thì chắc hẳn xã hội ấy sẽ phát triển một cách thịnh vượng và có chiều sâu. 1 Đó chính là lý do để em quyết định nghiên cứu đề tài: “Quy định về hônnhân của luật Hồng Đức và luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (2000) – sựkế thừa và phát huy”2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tiểu luận đi sâu nghiên cứu về 2 bộ luật của hai thời đại khác nhau là bộluật Hồng Đức (Thời nhà Lê) và bộ luật hôn nhân và gia đìnhViệt Nam (2000) Tiểu luận tập trung phân tích về quan hệ hôn nhân và gia đình trong 2 bộluật trên.3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích một số điểm tích cực về quan hệ hônnhân và gia đình trong bộ luật Hồng Đức qua đó thấy được sự kế thừa và phát huyvào luật pháp nước ta hiện nay. Đồng thời tìm ra một số giá trị mới khác trong bộluật Hồng Đức mà Luật pháp nước ta chưa áp dụng.4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp luận cơ bản là “ chủ nghĩa duy vật biện chứng” và“chủ nghĩa duy vật lich sử”. Sử dụng các phương pháp phân tích văn bản, tổng hợp, thống kê, so sánh…để đi sâu nghiên cứu đề tài. Sử dụng tài liệu tham khảo từ sách vở và một số trang web chính thức. 2 MỤC LỤCCHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ LUẬT HỒNG ĐỨC VÀ LUẬT HÔNNHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM (2000)1.1. Sự ra đời và phát triển1.1.1. Luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) Sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền thời Lê sơ đ ề rayêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để cố định những trật tự xã hộicó lợi cho giai cấp thống trị, để bảo vệ và bênh vực nền chuyên chính của giai cấpphong kiến. Bộ Quốc triều hình luật (tức Luật Hồng Đức) đã ra đời trong hoàncảnh lịch sử ấy, nhằm đáp ứng lại những yêu cầu phát triển sang giai đoạn mớicủa chế độ phong kiến Việt Nam. Bộ Luật Hồng Đức đã trải qua một quá trìnhxây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ, đến thời Lê Thánh Tông mới hoàn thành. Ngay sau khi lên ngôi vua, trong năm 1428, Lê Lợi đã cùng với các đại thầnbàn định một số luật lệ về kiện tụng và phân chia ruộng đất của thôn xã. Nhữngthứ hình phạt, những lễ ân giảm trong Luật Hồng Đức (49 điều thuộc chươngDanh lệ) phần lớn đều được quy định trong thời Lê Thái Tổ. Ba mươi hai đi ềuluật trong chương Điền sản để pháp chế hóa các thể lệ quân điền cũng được quyđịnh chặt chẽ trong những năm Thuận Thiên (1428-1433) và được thực hiện suốttrong thời Lê sơ. Tuy vậy chỉ mới là bước đầu xây dựng, nên luật pháp thời Thái Tổ còn cónhiều thiếu sót nhất là về phương diện tư hữu tài sản. Những thiếu sót ấy sẽđược các triều vua sau bổ sung thêm. Trong thời Thái Tông (1434-1442), một số nguyên tắc xét xử các vụ kiệncáo và một số điều luật nghiêm cấm nạn hối lộ, hành động giao thiệp với nướcngoài được xây dựng thêm. Đến năm 1449, Nhân Tông ban hành 14 điều luật khẳng định và bảo vệquyền tư hữu ruộng đất, quy định nguyên tắc xét xử những hành động xâm phạm 3đến quyền tư hữu ruộng đất. Sang thời Thánh Tông, triều đình liên tiếp ban bốnhiều điều lệ về kế thừa hương hỏa, về việc bảo vệ tôn ty trật tự và đạo đ ứcphong kiến, về việc trấn áp mọi hành vi chống đối hay làm nguy hại đ ến đ ịa vịthống trị của giai cấp phong kiến. Sách Hồng Đức thiện chính thư và Thiên Namdư hạ tập còn ghi chép lại nhiều điều luật ban bố và thi hành trong thời ThánhTông, theo thứ tự từng năm. Riêng trong Thiên Nam dư hạ tập, còn ghi lại 40 điềuluật thi hành trong năm Quang Thuận (1460-1469) và 61 điều trong năm Hồng Đức(1470-1497). Năm 1483, Thánh Tông sai các triều thần sưu tập tất cả các điều luật, cácphép lệnh đó ban ...