Danh mục

LUẬN VĂN: Rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Số trang: 86      Loại file: pdf      Dung lượng: 789.75 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 86,000 VND Tải xuống file đầy đủ (86 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa đang diễn ra một cách hết sức mạnh mẽ. Nó tạo ra cho Việt Nam những cơ hội cũng như những thách thức lớn chưa từng có trong lịch sử. Việt Nam với phương châm: “Muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”, do vậy xu thế liên minh, liên kết là một việc làm cần thiết và tất yếu. Việc Việt Nam liên tục và nỗ lực không ngừng từng bước tham gia đàm phán để trở thành viên của Tổ chức Thương...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp LUẬN VĂN: Rào cản phi thuế quan trong chínhsách thương mại quốc tế của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa đang diễn ra một cách hết sức mạnh mẽ.Nó tạo ra cho Việt Nam những cơ hội cũng như những thách thức lớn chưa từng có tronglịch sử. Việt Nam với phương châm: “Muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”,do vậy xu thế liên minh, liên kết là một việc làm cần thiết và tất yếu. Việc Việt Nam liêntục và nỗ lực không ngừng từng bước tham gia đàm phán để trở thành viên của Tổ chứcThương mại thế giới (WTO) là một bằng chứng minh họa xác thực cho điều này. Tự do hóathương mại và hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề không chỉ đặt ra đối với Việt Nam mà vớitất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt là quốc gia phát triển hay đang phát triển,thể chế chính trị là tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa, không phân biệt sắc tộc, tôn giáohay màu da… Tổng giám đốc WTO, Supachai Panitchpakdi, đã nhiều lần nói: “Thương mạilà công cụ tốt nhất để chống lại đói nghèo”. Thật vậy, từ khi đất nước ta tiến hành mở cửathị trường thì xuất nhập khẩu là một hoạt động quan trọng và có những đóng góp to lớn chosự tăng trưởng kinh tế của đất nước cũng như cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, tự do hóa thương mại là một quá trình lâu dài gắn chặt với quá trình đàmphán để cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Đối với các nước công nghiệp pháttriển, một mặt, họ luôn đi đầu trong đàm phán để mở cửa thị trường, mặt khác, họ lại luônđưa ra các biện pháp tinh vi hơn nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, nhằm đạt được các mụctiêu xác định của họ. Vậy bài toán đặt ra cho các nước đang phát triển là gì? Làm thế nào để vừa hội nhậpkinh tế, vừa đảm bảo cho ngành công nghiệp non trẻ trong nước không đứng trước bờ vựccủa sự phá sản. Giải đáp sẽ nằm trong chính chiến lược và mục tiêu phát triển của mỗi quốcgia. Hay nói cách khác là không có một lời giải cụ thể nào cho bài toán hóc búa này. Chínhmỗi quốc gia sẽ phải đi tìm cho mình một đáp án riêng dựa trên những điều kiện, lợi thế củaquốc gia mình và Việt Nam cũng đang trên con đường đi tìm lời giải riêng đó. Là những sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chúng em nhận thức được rất rõđược tầm quan trọng của việc: Làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam vượt rào cảntrong chính sách thương mại quốc tế, đặc biệt là các rào cản phi thuế quan. Cho nên, saumột thời gian tìm hiểu chúng em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Rào cản phi thuế quantrong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp”. Mục đích nghiên cứu đề tài này là khái quát những vấn đề lí luận về rào cản phi thuếquan, thực trạng về rào cản phi thuế quan của một số nước, thực trạng rào cản phi thuế quanở Việt Nam và cuối cùng là một số kiến nghị, giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp ViệtNam vượt rào cản phi thuế quan một cách có hiệu quả trong hoạt động thương mại quốc tế. Ngoài lời mở đầu, kết luận, đề tài nghiên cứu khoa học gồm có 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mạiquốc tế. Chương II: Thực trạng rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tếcủa Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nhằm sử dụng và vượt rào cản phi thuế quan mộtcách có hiệu quả trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN TRONG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ I. Khái niệm và phân loại rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mạiquốc tế 1. Cơ sở lí luận của rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc đàmphán để gia nhập WTO. Vậy câu hỏi đặt ra là: Tại sao Việt Nam lại nỗ lực nhiều đến vậy đểgia nhập WTO? Để tham gia được vào WTO, Việt Nam phải làm gì? Và lợi ích mà WTOcó thể mang lại cho Việt Nam là gì? Câu trả lời nằm trong chính các rào cản trong thương mại quốc tế. Để xuất khẩu đượchàng hóa, tất cả các quốc gia đều phải vượt qua hàng rào do các nước nhập khẩu dựng lênvà để làm được điều này thật không đơn giản chút nào. Rào cản trong thương mại quốc tế vô cùng đa dạng, phức tạp và được quy định bởi cảhệ thống pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của từng quốc gia, được sử dụng khônggiống nhau ở các nước và vùng lãnh thổ. Trong khuôn khổ của WTO, rào cản phi thuế quantrong thương mại quốc tế được thể hiện ở: Hiệp định về các rào cản kĩ thuật đối với thươngmại, Hiệp định về kiểm dịch động thực vật, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đốikháng, Hiệp định nông nghiệp, Hiệp định về dệt may và các qui định quản lí thương mạiliên quan đến môi trường, lao động… Các nước hoặc các ...

Tài liệu được xem nhiều: