Danh mục

LUẬN VĂN: Rủi ro kiểm toán và những loại hình cụ thể

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 539.25 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đầu Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Có thể nói đây là mốc đánh dấu sự thay đổi lớn trong tiến trình phát triển nền kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh sự kiện này, sự phát triển, mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa của nền kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều cơ hội lớn cho các cá nhân, tổ chức kinh tế tại Việt Nam, đồng thời thì việc phải đối mặt với những rủi ro thách thức là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Rủi ro kiểm toán và những loại hình cụ thể LUẬN VĂN:Rủi ro kiểm toán và những loại hình cụ thể Lời Mở Đầu Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chứcthương mại thế giới WTO. Có thể nói đây là mốc đánh dấu sự thay đổi lớn trongtiến trình phát triển nền kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh sự kiện này, sự phát triển,mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa của nền kinh tế thị trường đã tạora nhiều cơ hội lớn cho các cá nhân, tổ chức kinh tế tại Việt Nam, đồng thời thìviệc phải đối mặt với những rủi ro thách thức là điều không thể tránh khỏi. Sựhình thành và lớn mạnh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong một môitrường kinh doanh nhiều rủi ro tạo nên nhiều kênh thông tin tài chính khác nhau.Những người sử dụng thông tin tài chính để đánh giá tình hình kinh doanh của cáctổ chức kinh tế ngày càng nhiều và đa dạng. Yêu cầu về tính chính xác và kịp thờicủa những thông tin tài chính cũng ngày càng tăng. Trong xu thế phát triển tất yếuđó có thể nói rằng, dịch vụ kiểm toán là dịch vụ có uy tín nhất trong việc thẩmđịnh thông tin tài chính doanh nghiệp. Những người quan tâm đến tình hình tàichính doanh nghiệp coi báo cáo kiểm toán là ý kiến cuối cùng trong việc thẩmđịnh, xác minh tính trung thực , hợp lý của các báo cáo tài chính. Thực tế cho thấy rằng, sự phức tạp của môi trường kinh doanh, đòi hỏi ngàycàng cao của khách hàng, việc nâng cao chất lượng và uy tín trong việc cung cấpdịch vụ kiểm toán luôn luôn là yêu cầu không thể thiếu đối với các công ty kiểmtoán. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các công ty kiểm toán đã phải đối mặt vớinhững tranh chấp hay kiện tụng từ phía khách hàng và những người sử dụng báocáo kiểm toán. Nói một cách khác, khi đó dịch vụ kiểm toán đã không đảm bảođược yêu cầu trong việc đánh giá và thẩm định thông tin. Điều này không chỉ dẫntới ảnh hưởng tiêu cực đối với những người sử dụng báo cáo kiểm toán, mà cònlàm giảm uy tín của các công ty kiểm toán. Bất cứ ngành nào cũng chứa đựng những yếu tố rủi ro, không mong muốn.Hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán cũng không nằm ngoài quy luật đó. Rủi ro màcác công ty kiểm toán phải đối mặt trong khi kiểm toán nói chung và kiểm toán tàichính nói riêng là yếu tố cần xem xét trong bất kỳ một cuộc kiểm toán nào. Vớitầm quan trọng như vậy, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Rủi ro kiểm toán vànhững loại hình cụ thể”, qua đó, bổ sung, mở rộng những kiến thức về lý thuyếtđã học cùng những kiến thức thực tế liên quan đến vấn đề rủi ro kiểm toán. Em xin trình bày nội dung đề án thành hai phần: Phần 1: Rủi ro kiểm toán và các khái niệm có liên quan Phần 2: Các bước công việc trong đánh giá rủi ro kiểm toán PHẦN 1: RỦI RO KIỂM TOÁN VÀ CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN1.1. Khái niệm rủi ro kiểm toán và tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chínhKiểm toán tài chính là một loại hình đặc trưng nhất của kiểm toán. Bản chất củakiểm toán tài chính chính là việc thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toánlàm cơ sở cho kiểm toán viên đưa ra nhận xét về tính trung thực và hợp lý của cácbáo cáo tài chính.Có thể nói rằng, đối tượng chính và chủ yếu của kiểm toán tài chính là cáo bảngkhai tài chính, cụ thể là các báo cáo tài chính. Trên thực tế, các báo cáo tài chínhluôn luôn chứa đựng khả năng có gian lận và sai sót. Theo Bản công bố về chuẩnmực Kiểm toán số 53 (SAS 53), yêu cầu kiểm toán viên phải hiểu và nắm bắt, pháthiện và đánh giá khả năng xảy ra của những gian lận và sai sót, cùng với việc xácđịnh các phương pháp kiểm toán thích hợp, lập kế hoạch và giám sát việc thựchiện kế hoạch một cách thích đáng để đảm bảo đạt được các mục tiêu kiểm toán đãđề ra. Tuy nhiên, không phải bất cứ khi nào, kiểm toán viên cũng có thể phát hiệnđược tất cả các gian lận và sai sót trọng yếu trong các báo cáo tài chính. Điều nàytất yếu sẽ dẫn tới việc đưa ra ý kiến sai lệch về thông tin trên các báo cáo tài chínhcủa kiểm toán viên. Đây chính là rủi ro mà kiểm toán viên gặp phải trong việcthực hiện công việc của mình. Nói một cách khác, rủi ro kiểm toán chính là khảnăng kiểm toán viên đưa ra ý kiến không phù hợp về các báo cáo tài chính do cácbáo cáo tài chính này vẫn chứa đựng những sai sót trọng yếu.Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 (VSA 400) về Đánh giá rủi ro vàkiểm soát nội bộ: “Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệthống kiểm soát nội bộ của khách hàng để có thể lập kế hoạch kiểm toán tổng thểvà chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả. Kiểm toán viên phải sử dụngkhả năng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểm toán và xác địnhcác thủ tục kiểm toán nhằm giảm rủi ro kiểm toán thấp xuống tới mức có thể chấpnhận được.” Như vậy, công việc đánh giá rủi ro kiểm toán không chỉ là việc cầnthiết trong kiểm toán tài chính nói riêng và kiểm toán nói chung m ...

Tài liệu được xem nhiều: