Danh mục

LUẬN VĂN: Sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa ở tỉnh Bạc Liêu

Số trang: 120      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.16 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 120,000 VND Tải xuống file đầy đủ (120 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong quan hệ kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam hiện có những lợi thế rất lớn về một số hàng hóa, trong đó có hàng nông sản. Đây là mặt hàng luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Để đẩy mạnh việc sản xuất mặt hàng này nhằm tranh thủ ngày càng tốt hơn lợi thế của nước ta so với một số nước trong khu vực và trên thế giới thì việc sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp là một yêu cầu cấp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa ở tỉnh Bạc Liêu LUẬN VĂN:Sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa ở tỉnh Bạc Liêu M Ở ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quan hệ kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam hiện có những lợi thếrất lớn về một số hàng hóa, trong đó có hàng nông sản. Đây là mặt hàng luôn chiếmmột tỷ trọng cao trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Để đẩy mạnh việc sản xuất mặt hàng này nhằm tranh thủ ngày càng tốt hơnlợi thế của nước ta so với một số nước trong khu vực và trên thế giới thì việc sửdụng có hiệu quả đất nông nghiệp là một yêu cầu cấp thiết của thực tiễn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước taquan tâm hàng đầu. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đưa ra chủ trương đổi mớ iquản lý kinh tế nông nghiệp và Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (khóa VI)khẳng định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ và nền kinh tế hàng hóa đượcthừa nhận. Chính sách đất đai kể từ khi đổi mới đến nay do đó luôn thể hiện sựtích cực điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới, khuyến khích phát triển nôngsản hàng hóa, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn. Nghịquyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nêu bậtchủ đề: Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, đất đai với tư cách là “tài sảnquốc gia, thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý” như Hiế npháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định, đang được sửdụng ngày một hiệu quả hơn; đem lại những thành công nhất định trong việc sảnxuất nông sản hàng hóa nói riêng và việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Việc sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cũng nằm trongxu thế chung của cả nước. Là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thuộc vùngđất trẻ, được hình thành chủ yếu do sự bồi lắng phù sa ở các cửa biển tạo nên vàvới 56 km bờ biển phía đông và đông nam, Bạc Liêu có điều kiện hết sức thuậnlợi để phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, đặc biệt là lương thực và thủy sản. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, động lực phát triển kinh tế gia tăngmạnh mẽ; đi liền với nó là những chính sách ưu đãi đối với nông nghiệp củaĐảng và Nhà nước đã đưa đến kết quả ngày càng nhiều diện tích đất được khaiphá và sử dụng. Ngày nay trên địa bàn tỉnh chỉ còn một diện tích rất nhỏ thuộcnhóm đất chưa sử dụng. Phần lớn diện tích đất được khai phá nhằm mục đíchphát triển nông sản hàng hóa; trong đó thủy sản là chủ yếu. Tuy nhiên, việc sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu vẫn chưa tươngxứng với tiềm năng vốn có của nó. Việc sử dụng đất nông nghiệp để phát triể nnông sản hàng hóa nhìn một cách tổng quát vẫn còn thiếu đồng bộ, mang tính tựphát, đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết như: nâng cao lợi ích của người sửdụng đất để họ trở thành lực lượng sản xuất đủ mạnh có thể xác lập một nền sảnxuất hàng hóa; việc xử lý mối quan hệ giữa tích tụ ruộng đất - là cơ sở để xâydựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn với việc đảm bảo được quyề nlợi chính đáng cả về mặt kinh tế và xã hội cho một bộ phận người dân gắn cuộcsống của họ với mảnh đất ấy; vấn đề thực thi chính sách pháp luật về đất đai… Việc giải quyết một cách hợp lý, hợp quy luật những vấn đề lý luận vàthực tiễn nêu trên sẽ làm cho việc sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnhngày càng hiệu quả hơn. Từ đó tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng một nềnnông nghiệp hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèocho người dân; trước hết là những người nông dân. Với mong muốn đó, tôi chọ nđề tài: “Sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hóa ở tỉnh BạcLiêu” để nghiên cứu làm luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Là “tài sản quốc gia” và là một nguồn lực hết sức quan trọng để phát triể nkinh tế - xã hội. Đất đai luôn là vấn đề mang tính thời sự. Việc khai thác và sửdụng nguồn lực này là một trong những nội dung quan trọng của chiến lượccông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và đã có nhiều công trìnhnghiên cứu ở nhiều cấp độ và nhiều góc độ khác nhau như: Công trình “Kinh tế tài nguyên đất” của Ngô Đức Cát, Nxb Nông nghiệp,Hà Nội, 2000; “Một số vấn đề xã hội và nhân văn trong sử dụng hợp lý tàinguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam”, của Hà Huy Thành, Nxb Chính tr ịquốc gia, Hà Nội, 2001; “Sản xuất và đời sống của các hộ nông dân không cóđất hoặc thiếu đất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thực trạng và giải pháp” củatác giả Nguyễn Đình Hương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Ở góc độ quản lý kinh tế và kinh tế học có các công trình như: Luận án tiếnsĩ: “Các giải pháp kinh tế chủ yếu để khai thác sử dụng hợp lý đất đồi núi trọc ởcác tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam”, năm 1996, của Dương ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: