Danh mục

LUẬN VĂN: Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội

Số trang: 121      Loại file: pdf      Dung lượng: 798.79 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN) là một trong những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước XHCN. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trước hết phải dựa trên cơ sở pháp luật và được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật; mọi cán bộ, công chức nhà nước phải nghiêm chỉnh tôn trọng pháp luật trong khi thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội LUẬN VĂN: Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạtđộng tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN) là một trong những nguyên tắc cơ bản làmnền tảng cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước XHCN.Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trướchết phải dựa trên cơ sở pháp luật và được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật;mọi cán bộ, công chức nhà nước phải nghiêm chỉnh tôn trọng pháp luật trong khi thực hiệnquyền hạn và nhiệm vụ của mình. Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minhcác hành vi vi phạm pháp luật cũng là một nội dung quan trọng của nguyên tắc pháp chếXHCN. Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) là một trong bốn hệ thống cơ quan cấu thànhnên bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chế định về VKSND làmột đặc điểm riêng có của kiểu Nhà nước XHCN theo sáng kiến vĩ đại của V.I. Lênin.Cùng với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, thời gian qua ngành Kiểm sát nhândân (KSND) đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh. Từ năm 2001 trở về trước,VKSND là cơ quan duy nhất trong bộ máy nhà nước thực hiện chức năng kiểm sát việctuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố. Từ khi ra đời (ngày 26/7/1960) cho đếnnay, hệ thống VKSND đã phát huy được vị trí, vai trò và thực hiện tốt chức năng củamình, góp phần đáng kể vào công cuộc bảo vệ nền pháp chế XHCN nhằm mục đích bảovệ và xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng ta đang chủ trương đổi mới toàndiện đất nước theo hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chếthị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Thực hiện chủ trươngđó, Đảng ta xác định phải đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máynhà nước sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh đổi mới của đất nước. Một trongnhững trọng tâm của quá trình đổi mới đó là việc cải cách tổ chức và hoạt động của cáccơ quan tư pháp, trong đó có hệ thống VKSND các cấp. Quan điểm về cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp đã đượcđề cập trong các văn kiện của Đảng trong các nhiệm kỳ từ Đại hội lần thứ VII của Đảngđến nay như: Hội nghị Trung ương 8 khóa VII, Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, Đạihội VIII và Đại hội IX của Đảng. Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khóa VII tại Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta đã xác định rõ nhiệm vụ của cải cách tổchức và hoạt động tư pháp trong giai đoạn hiện nay là: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp, bảo đảm mọi vi phạm pháp luật đều bị xử lý, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Củng cố kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp, phân định lại thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân, từng b ước mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho Tòa án nhân dân huyện. Đổi mới tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và các cơ quan tổ chức bổ trợ tư pháp. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng cũng xác định: Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư pháp trong công tác bắt, giam, giữ, truy tố, xét xử, thi hành án, không được để xảy ra những trường hợp oan sai. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Sắp xếp lại hệ thống Tòa án nhân dân, tổ chức lại Cơ quan điều tra và Cơ quan thi hành án theo nguyên tắc gọn đầu mối. Trên cơ sở chủ trương của Đảng, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Namkhóa X tại kỳ họp thứ 10 đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi một số điều của Hiếnpháp năm 1992. Theo đó, chức năng của VKSND là: thực hành quyền công tố và kiểmsát các hoạt động tư pháp. Để thực hiện chức năng theo Hiến pháp quy định, hệ thốngVKSND phải đổi mới cả về tổ chức và phương pháp hoạt động sao cho phù hợp vớiđiều kiện và hoàn cảnh mới. Trong hoàn cảnh đó, việc tăng cường pháp chế XHCN không chỉ là một nhiệmvụ mà còn là một quan điểm cơ bản có tính nguyên tắc chỉ đạo việc tiếp tục cải cách bộmáy nhà nước nhằm xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà n ước Cộng hòa XHCN ViệtNam nhằm đảm bảo thắng lợi cho quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Để tăngcường pháp chế, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, không chỉ xây dựng và hoàn chỉnhhệ ...

Tài liệu được xem nhiều: