Danh mục

LUẬN VĂN: Tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước là nhân tố quan trọng để hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế mới ở nước ta hiện nay

Số trang: 37      Loại file: pdf      Dung lượng: 448.86 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 18,500 VND Tải xuống file đầy đủ (37 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu lại bị tàn phá nặng nề của chiến tranh trong suốt thời kỳ dài và trên 40 năm sử dụng cơ chế kế hoạch hoá tập trung hay còn gọi là cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Cho nên nước ta đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển nền kinh tế đất nước. Nhưng nhờ có đường lối đổi mới phù hợp nên nền kinh tế nước ta đã vượt qua được khủng hoảng để đứng vững và đang ngày càng phát triển. Đạt được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước là nhân tố quan trọng để hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế mới ở nước ta hiện nay LUẬN VĂN: Tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước là nhân tố quan trọng để hìnhthành và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế mới ở nước ta hiện nay Lời mở đầu Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu lại bị tàn phá nặng nề của chiến tranhtrong suốt thời kỳ dài và trên 40 năm sử dụng cơ chế kế hoạch hoá tập trung hay còngọi là cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Cho nên nước ta đã gặp rất nhiều khó khăntrong việc phát triển nền kinh tế đất nước. Nhưng nhờ có đường lối đổi mới phù hợpnên nền kinh tế nước ta đã vượt qua được khủng hoảng để đứng vững và đang ngàycàng phát triển. Đạt được những thành tựu, kết quả to lớn ấy chúng ta không thể phủnhận vai trò của Nhà nước. Tại đại hội VI và nhất là tại đại hội VII của Đảng đã xácđịnh và nhấn mạnh cơ chế quản lý mới ở nước ta phải là cơ chế thị trường có sự quảnlý của Nhà nước theo định hướng XHCH. Nhà nước trong lịch sử đã có vai trò quan trọng đặc biệt thì ngày nay để thực hiệncuộc cách mạng xã hội, để xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế mới, vaitrò của Nhà nước còn tăng lên gấp bội. Không có Nhà nước nào lại đứng trên kinh tếhay đứng ngoài kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sự kết hợphài hoà tương hỗ giữa sự quản lý của Nhà nước và cơ chế thị trường sẽ thúc đẩy nềnkinh tế tăng trưởng và phát triển ở mức cao nhất, đồng thời hạn chế và khắc phụcđược những tệ nạn và hậu quả xã hội một cách có hiệu quả nhất. Vai trò của Nhà nước trong cơ chế thị trường định hướng XHCN là cần thiết vàkhông thể thiếu được bởi nếu không có sự can thiệp của Nhà nước vào cơ chế thịtrường ở tầm vĩ mô thì sẽ không đảm bảo được mục tiêu kinh tế XHCN và sẽ khó màkhắc phục, sữa chữa những hạn chế của cơ chế mới, những tàn dư còn đọng lại củacơ chế cũ. Việt Nam chúng ta quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN nên càng cần có sựđiều tiết kinh tế của Nhà nước để chúng ta thành công cơ chế mới, xây dựng thànhcông CNXH. Chính vì tính cấp thiết và tầm quan trọng của vấn đề này đã thôi thúc em chọn đềtài: “Tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước là nhân tố quan trọng để hìnhthành và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế mới ở nước ta hiện nay”. nội dungI. Sự cần thiết khách quan của vai trò kinh tế của Nhà nước nói chung1. Lịch sử ra đời và vai trò kinh tế của Nhà nước qua các thời đại lịch sử Nhà nước là một phạm trù lịch sử. Nhà nước không đồng nghĩa với xã hội. Nhànước chỉ ra đời và tồn tại trong một giai đoạn nhất định của lịch sử và nhà nước sẽmất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa. Cùng với sự phát triển của lịchsử, quan niệm về vai trò kinh tế của Nhà nước trong các giai đoạn có sự khác nhau.1.1. Lịch sử ra đời của Nhà nước Nhà nước là một thể chế chính trị, là một trong những yếu tố thuộc kiến trúc thượngtầng xã hội. Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin thì“Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điềuhoà”. Nhà nước chỉ ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp và bao giờ cũng thể hiệnbản chất giai cấp sâu sắc. Trong lịch sử xã hội loài người đã có một thời kỳ không có Nhà nước. Đó là thời kỳcộng sản nguyên thuỷ, do trình độ thấp kém của lực lượng sản xuất, con người cùngchung sống, cùng lao động và cùng hưởng thành quả lao động chung. Mọi người đềubình đẳng trong lao động và hưởng thụ, xã hội không có người giàu người nghèo,không phân chia giai cấp, không có đấu tranh giai cấp. Lực lượng sản xuất và năngsuất lao động ngày một tiến bộ hơn, phát triển hơn. Sau ba lần phân công lao động xãhội, chế độ tư hữu xuất hiện đã phân chia xã hội thành kẻ giàu, người nghèo, hìnhthành hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Một xã hội mới với sự phân chia giai cấpvà sự đấu tranh giai cấp gay gắt không thể điều hoà, đòi hỏi phải có một tổ chứcquyền lực đủ mạnh để dập tắt được cuộc xung đột giai cấp ấy. Đáp ứng nhu cầu này,một tổ chức ra đời đó là Nhà nước. Nhà nước xuất hiện một cách khách quan. Nhànước là một lực lượng nảy sinh từ xã hội, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội,có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng trậttự. Như vậy Nhà nước xuất hiện và hình thành từ giai đoạn xã hội chiếm hữu nô lệ.Nhà nước vẫn tiếp tục phát triển và tồn tại trong xã hội phong kiến, xã hội TBCN vàxã hội XHCN. Tương ứng với mỗi hình thái kinh tế xã hội thì đều có một kiểu Nhànước đặc trưng. Nhưng dù trong bất cứ một xã hội nào thì Nhà nước luôn là tổ chứcđặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế vàthực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện nhữngmục đích của giai cấp thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị đó trong xãhội. Hay có thể nói Nhà nước là sự chuyên chính về ...

Tài liệu được xem nhiều: