Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

Số trang: 63      Loại file: pdf      Dung lượng: 500.73 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 63,000 VND Tải xuống file đầy đủ (63 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện chính sách an sinh xã hội; Tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Long Xuyên giai đoạn 2016-2020; Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Long Xuyên giai đoạn 2021-2025.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------ NGUYỄN THỊ THU TRANGTHỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘITRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội - 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------ NGUYỄN THỊ THU TRANGTHỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘITRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG Ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐOÀN KIM THẮNG Hà Nội - 2021 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử xã hội loài người nói chung vận động theo hướng tiến bộ, mỗi giaiđoạn vận động và phát triển của xã hội có thể theo những xu hướng khác nhau,nhưng xét đến cùng, đều là những nấc thang của sự tiến bộ xã hội (TBXH). Tiến bộ xã hội được đánh giá thông qua sự phát triển con người, là khảnăng đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần của con người ngày càng cao.Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, dân tộc, không phải tất cả mọi nhu cầu của conngười đều đã được đáp ứng do trình độ phát triển kinh tế, do sự hạn chế bởicác thể chế chính trị, sự tồn tại các quan điểm mâu thuẫn nhau… Bên cạnhđó, ở nhiều quốc gia lại tồn tại tình trạng bất bình đẳng, nghèo đói, dịch bệnh,thiên tai địch họa, khủng hoảng kinh tế... Do vậy, việc đáp ứng nhu cầu vậtchất, tinh thần, đảm bảo cho sự phát triển hài hòa của sự TBXH vẫn còn hạnchế ở những mức độ khác nhau. Để khắc phục những hạn chế đó, các quốc gia đã sử dụng nhiều cáchthức khác nhau để giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó an sinh xã hội(ASXH) được coi như cách thức cơ bản góp phần thúc đẩy sự phát triển vàTBXH. An sinh xã hội được xem là một “giá đỡ”, một “lưới an toàn” để tăngcường khả năng ngăn ngừa, chống đỡ, giảm nhẹ, khắc phục những rủi ro gặpphải trong cuộc sống, đảm bảo cho các cá nhân, các giai tầng xã hội có điềukiện, cơ hội phát triển. Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, từng bước mởrộng diện bao phủ, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữacác nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ đang là đích đến của cácquốc gia trên thế giới. Trên địa bàn thành phố Long Xuyên, các vấn đề về ASXH luôn là vấnđề mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược và lâu dài được Thành ủy, 1các cấp ủy Đảng và chính quyền thành phố, các xã, phường quan tâm triểnkhai. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020đã chỉ rõ: “Quản lý phát triển xã hội bền vững, đảm bảo tiến bộ, công bằng xãhội. Ưu tiên đầu tư cho phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững;hỗ trợ phát triển vùng khó khăn, vùng dân tộc. Trong đó, có các bước đột pháchiến lượng là từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực hiện tốtchính sách người có công cách mạng, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế; quan tâm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Đẩy mạnh quảngbá, phát huy bản sắc đặc trưng, khơi dậy truyền thống văn hóa, con người AnGiang. Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong xã hội. Gắn phát triểnvăn hóa với phát triển du lịch”. Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc thực hiện chính sách ASXHtrên cả nước nói chung, tỉnh An Giang nói chung vẫn còn nhiều bất cập, hạnchế như: chất lượng việc làm chưa bền vững, tỷ lệ thất nghiệp còn cao; tỷ lệhộ tái nghèo cao; việc đào tạo nghề ở trình độ cao đạt chỉ tiêu tạo việc làm vàgiảm nghèo chưa bền vững, tỉ lệ hộ cận nghèo, tái nghèo còn cao; thực hiệnmức trợ cấp xã hội còn thấp, chưa tập trung, còn chồng chéo, hiệu quả chưacao. Theo báo cáo đáng giá công tác giảm nghèo của Bộ lao động - Thươngbinh và Xã hội tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ năm 2020: Tình trạng phátsinh nghèo còn cao, nhất là khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểusố, vùng thường xuyên thiên tai, bão lũ. Trong đó, giai đoạn 2016-2019, mỗinăm phát sinh gần 22% hộ nghèo so với tổng số hộ thoát nghèo. Tỷ lệ táinghèo bình quân vẫn còn 4,09% so với tổng số hộ thoát nghèo. Vùng đồng bàodân tộc thiểu số vẫn có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhiều nơi còn tới trên 50%.Trong số hộ nghèo thì tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số chiếm trên 58%,.... Để nhận diện những tồn tại, khó khăn trong thực hiện chính sáchASXH tại tỉnh An Giang, tôi lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách an sinhxã hội trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang” để làm luận 2văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có rất nhiều công trình, bài viết, luận án,… nghiên cứu về ASXHdưới cả góc độ lý luận và thực tiễn, có thể kể đến các công trình nghiên cứusau: Hệ thống ASXH ở nước ta gồm 5 trụ cột cơ bản là hệ thống chính sách,giải pháp và các chương trình phát triển thị trường lao động; phát triển hệthống bảo hiểm; thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo bềnvững; xây dựng thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với những người có công;phát triển hệ thống phúc lợi xã hội và hệ thống dịch vụ xã hội. Cuốn Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam của Viện Khoa học và Laođộng xã hội (ILSSA) phối hợp với Dự án Hỗ trợ giảm nghèo ở Việt Nam, doTổ chức GIZ thực hiện dưới sự uỷ quyền của Bộ Hợp tác Kinh tế và Pháttriển Đức (BMZ) xây dựng, xuất bản năm 2011. Với gần 200 thuật ngữASXH sắp xếp theo thứ tự ABC bằng tiếng Việt và song ngữ Việt - Anh,cuốn sách không chỉ đem lại sự thuận tiện trong tra cứu mà còn giúp độc giảcó một cái nhìn tổng quát về mối liên hệ giữa các trụ cột trong hệ thốngASXH ở Việt Nam cùng các chương trình, chính sách có liên quan t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: