Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào Chăm trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang

Số trang: 76      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 76,000 VND Tải xuống file đầy đủ (76 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn nghiên cứu làm rõ chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về chính sách giảm nghèo, việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền đối với dân tộc thiểu số, cụ thể đối với đồng bào Chăm ở huyện An Phú An Giang. Thông qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, chính sách phát triển kinh tế xã hội và nâng cao công tác vận động đồng bào Chăm thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước góp phần ổn định đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đối với đồng bào Chăm trên địa bàn huyện An Phú tỉnh An Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào Chăm trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------ HUỲNH TIẾN SĨTHỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CHĂM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội - 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------ HUỲNH TIẾN SĨTHỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CHĂM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG Ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHÚ VĂN HẲN Hà Nội - 2021 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Số liệu điều tra mới nhất vào năm 2019 (do Chi cục thống kê huyện An Phú,An Giang công bố vào tháng 06/2020), tổng số người Chăm trên địa bàn toàn huyệnlà 5.768 người và là địa bàn huyện có số người Chăm cư trú đông nhất tỉnh An Giang(Số người Chăm toàn tỉnh An Giang là 11.171 người [Kết quả điều tra… ngày01.04.2019, UBDT công bố tháng 06 năm 2010]). Người Chăm huyện An Phú là mộttrong các cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời gắn bó với sự hình thành vàphát triển tỉnh An Giang, cư trú tập trung theo các ấp trên địa bàn xã Khánh Bình(583 người), xã Quốc Thái (621 người), xã Nhơn Hội (1.966 người), xã Vĩnh Trường(1.019 người), và xã Đa Phước (1.579 người). Hầu hết người Chăm ở huyện An Phútỉnh An Giang đều theo đạo Hồi (Islam) và tích cực vươn lên góp phần xây dựng cuộcsống và bảo vệ tổ quốc. Từ đổi mới (1986) đến nay, nhất là từ nhiều năm gần đây, nhờchủ trương của Đảng, chính sách ưu việt của nhà nước, trong đó có chính sách giảmnghèo và giảm nghèo bền vững dành cho người dân tộc thiểu số, dành cho người nghèovùng sâu vùng xa, đời sống kinh tế xã hội của người Chăm huyện An Phú, An Giang cónhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên cũng thấy rằng, đôi lúc, đôi nơi ở dân tộc Chămphát triển ở đây chưa ổn định và thiếu bền vững. An Phú là một huyện biên giới của An Giang với 02 tỉnh KanDal và Tà Keonước bạn Campuchia, với chiều dài biên giới 42,5 km, có đông người dân tộc Chămở tỉnh An Giang số dân 9.309 người/2358 hộ, chiếm tỷ lệ 5,17%. Dân tộc Chăm ở AnPhú sống tập trung ở 5 xã (Khánh Bình, Quốc Thái, Nhơn Hội, Đa Phước, và VĩnhTrường trong đó, có 3 xóm Chăm ở khu vực biên giới). Hầu hết đồng bào Chăm ởAn Phú, An Giang theo đạo Islam. Hộ nghèo hiện nay có 97 hộ chiếm tỷ lệ: 4,11%;Hộ cận nghèo có 101 hộ chiếm 4,28% (TL, Huyện ủy An Phú, An Giang, 2020). Đa số người Chăm ở huyện An Phú sống bằng nghề làm thuê, mướn, buôn bánnhỏ, lẻ và sinh sống bằng nghề chài lưới. Đa số người Chăm ở An Phú đều là hộnghèo, đời sống kinh tế của đồng bào Chăm vẫn còn nhiều khó khăn. An Phú cũngnhư nhiều địa phương khác ở An Giang thực hiện đầy đủ các chủ trương, chươngtrình, chính sách dân tộc trên địa bàn và thực tế cũng có những chuyển biến nhất địnhở dân tộc Chăm. 1 Tuy nhiên khách quan mà nói, để có những đánh giá nghiêm túc dưới góc nhìnkhoa học về chính sách, kết quả từ việc thực hiện chính sách công chưa có công trìnhnghiên cứu thuyết phục, cụ thể việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững củaĐảng và Nhà nước ta đối với dân tộc, cụ thể đối với xóa đói giảm bền vững đối vớiđồng bào Chăm huyện An Phú tỉnh An Giang. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng đói nghèo, vượt nghèo, giảm nghèo bền vữngnhất là đối với cộng đồng nghèo ở dân tộc Chăm là nhiệm vụ không chỉ của chínhquyền mà còn là nhiệm vụ khoa học. Luận văn “Thực hiện chính sách giảm nghèobền vững đối với đồng bào Chăm trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang” làmột sự chọn lựa nghiên cứu trường hợp cụ thể ở một cộng đồng dân tộc Chăm (vềchủ thể nghiên cứu), sinh sống trong một không gian nhất định (huyện An Phú) vàquá trình phát triển cụ thể (về thời gian) để làm rõ hiện trạng thực hiện chính sáchgiảm nghèo bền vững, chính sách dân tộc, chính sách xã hội khác của Đảng và Nhànước từ trung ương và ở tỉnh An Giang, cụ thể đối với việc thực hiện chính sách giảmnghèo bền vững đối với đồng bào Chăm huyện An Phú, An Giang, từ đó có nhữngnhìn nhận, đề xuất bổ sung, điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm phát triển bền vữngcộng đồng Chăm ở An Phú tỉnh An Giang, góp bài học kinh nghiệm giúp phát huychính sách, phát triển cộng đồng dân tộc, tộc người ở người Chăm An Phú, An Giang.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến nay, có thể nói đã có một khối lượng khá đồ sộ các công trình nghiêncứu về người Chăm và văn hóa Chăm ở Việt Nam của các tác giả trong nước và nướcngoài đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau (sử học, dân tộc học, n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: