Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang

Số trang: 68      Loại file: pdf      Dung lượng: 847.08 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 68,000 VND Tải xuống file đầy đủ (68 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu: Làm rõ những vấn đề lý luận về chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch, tập trung phân tích việc thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của thành phố Châu Đốc, đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của thành phố Châu Đốc trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI THỊ MỸ DUYÊN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI THỊ MỸ DUYÊN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG Ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM ANH TUẤN HÀ NỘI, 2021 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhân lực là nguồn lực quan trọng của mỗi quốc gia, do đó, phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cần thiết, là một trong những yếu tố quyết định đối với tăng trưởng kinh tế cũng như sự phát triển toàn diện của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, ngành du lịch đã có nhiều khởi sắc, thay đổi diện mạo và từng bước khẳng định tầm vóc trong quá trình phát triển những năm qua. Chỉ có hoạt động du lịch mới có thể quảng bá và giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, các điểm đến với bạn bè trên thế giới, từ đó nâng cao vị thế và tạo dựng uy tín trên trường quốc tế về một Việt Nam năng động, mến khách, yên bình. Trong điều kiện phát triển như hiện nay thì không một ngành kinh tế nào có thể theo kịp sự phát triển của các nước trong khu vực như ngành du lịch. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đến ngành “công nghiệp không khói” này. Với định hướng chung của ngành du lịch trong cả nước, du lịch An Giang nói chung và đặc biệt là ngành du lịch của thành phố Châu Đốc nói riêng cũng ngày càng phát triển, nổi bật với các đặc tính về du lịch tâm linh tín ngưỡng và sinh thái núi giữa đồng bằng, tạo nên một vùng đất mang lại cho người dân khắp mọi miền đất nước một niềm tin vào cuộc sống hạnh phúc, an lành và thịnh vượng. Vì vậy, trong những năm gần đây, du lịch Châu Đốc với tư cách là trọng điểm của du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có sự đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển KT-XH của địa phương. Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, Châu Đốc xác định “phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn”, trong đó chú trọng phát triển du lịch tâm linh, đồng thời mở rộng các loại hình du lịch để tạo vị thế và đưa ngành du lịch thành phố phát triển bền vững, đa dạng. Hằng năm, Châu Đốc đón trên 4 triệu lượt du khách đến tham quan, chiêm bái, hành hương, cũng như chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên của vùng đất Châu Đốc. Với quyết tâm đến năm 2030, Châu Đốc trở thành trung tâm du lịch mang sắc thái riêng về văn hóa tâm linh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, thành phố đã và đang tập trung đẩy mạnh thực hiện công tác quy hoạch khu du lịch Núi Sam đạt chuẩn khu du lịch Quốc gia; song song đó, phấn đấu doanh thu khách du lịch 1 tăng bình quân từ 8 - 10 %; số khách du lịch tăng trung bình 9%/năm; doanh thu thông qua chợ tăng hàng năm 10-12%. Trước yêu cầu đó, Châu Đốc cần nguồn lao động vừa phục vụ trực tiếp, vừa phục vụ gián tiếp cho du lịch, do đó vấn đề đặt ra là phải có nguồn nhân lực giỏi chuyên môn, kỹ năng chuyên sâu, đặc biệt thành phố cần nguồn nhân lực chất lượng cao để tạo ra được những sản phẩm du lịch mới, mang tính đặc thù của thành phố Châu Đốc, tạo nền tảng hình thành giá trị cốt lõi của điểm đến và thương mại hóa sản phẩm du lịch, tham gia vào cộng đồng du lịch thế giới bằng những chứng nhận danh giá từ các tổ chức du lịch thế giới. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của thành phố Châu Đốc hiện nay được đánh giá vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, yếu về kỹ năng, thiếu về chuyên môn, nhất là nguồn nhân lực đột phá phục vụ du lịch để phát triển kinh tế, xã hội. Chính từ thực tiễn của địa phương chưa được thực hiện, nên tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận văn, đến nay đã có một số công trình khoa học tiêu biểu như sau: - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995) “Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam” tập trung phân tích các đặc điểm, vai trò của ngành du lịch giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam; tác giả tập trung đánh giá thực trạng công tác QLNN về du lịch nói chung, chưa nghiên cứu ở địa phương cụ thể và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực QLNN về du lịch. - Trương Thị Minh Sâm (2003) về “những luận cứ khoa học phát triển NNL công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, tác giả tập trung phân tích tầm quan trọng của việc phát triển NNL trong quá trình CNH - HĐH; đánh giá thực trạng NNL, việc sử dụng NNL và đề xuất giải pháp quan trọng cho phát triển NNL vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 2 - Trịnh Đăng Thanh (2004) về “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay”. Tác giả tập trung đánh giá sự lãnh đạo, điều hành và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch bằng công cụ pháp luật; đi sâu phân tích thực trạng về quản lý nhà nước đối hoạt động du lịch, tuy nhiên tác giả chưa mở rộng phạm vi nghiên cứu nội dung trên một cách toàn diện và chưa nghiên cứu một địa phương cụ thể. Qua nghiên cứu, tác giả đề ra các giải pháp mang tính bao quát hoàn thiện để tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch. - Nguyễn Thanh (2006) về “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước” nêu lên các quan đi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: