Danh mục

Luận văn thạc sĩ đề tài: Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học gắn với thực tiễn dùng trong dạy học hóa học ở trường THPT

Số trang: 134      Loại file: pdf      Dung lượng: 753.36 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn thạc sĩ đề tài "Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học gắn với thực tiễn dùng trong dạy học hóa học ở trường THPT" nghiên cứu, giúp định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tự học, kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo được hứng thú học tập cho học sinh, tận dụng được công nghệ mới nhất, khắc phục lối dạy truyền thống truyền thụ một chiều thông báo các kiến thức có sẵn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn thạc sĩ đề tài: Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học gắn với thực tiễn dùng trong dạy học hóa học ở trường THPT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ KIM THOA TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN DÙNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPTChuyên ngành : Lí luận và Phương pháp dạy học môn hoá họcMã số : 60. 14. 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 Lời cảm ơnLuận văn được hoàn thành vào tháng 7 năm 2009. Để hoàn thành được luận văn tôi xin gửi lờicảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo là  PGS. TS. Nguyễn Xuân Trường, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.  TS. Trịnh Văn Biều, người đã góp ý xây dựng đề cương luận văn và đồng thời cũng hướng dẫn tôi nhiều trong quá trình thực hiện luận văn.  Các thầy cô giảng dạy lớp Cao học Khoá 17 đã truyền thụ cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quí báu.Xin chân thành cám ơn các bạn bè và đồng nghiệp giảng dạy ở các trường THPT TrườngChinh, THPT Trung Phú, THPT Marie Curie đã nhiệt tình giúp tôi tiến hành thực nghiệm đề tàiluận văn này. Lê Thị Kim Thoa DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTChữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Bài tập hóa học BTHH Dung dịch DD Dạy học DH Điều kiện tiêu chuẩn đktc Đối chứng ĐC Giáo viên GV Học sinh HS Trung học Phổ thông THPT Thực nghiệm TN Trắc nghiệm tự luận TNTL Trắc nghiệm khách quan TNKQ Thành phố Hồ Chí Minh Tp.HCM Sách giáo khoa SGK MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong Nghị quyết Trungương 4 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, được thể chế hóa trong Luật Giáo dục làphương pháp Giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tự học, kĩnăng vận dụng vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; tác động đến tình cảm,đem lại niềm vui, tạo được hứng thú học tập cho học sinh, tận dụng được công nghệ mới nhất, khắcphục lối dạy truyền thống truyền thụ một chiều thông báo các kiến thức có sẵn. Là một môn khoa học vừa lý thuyết, vừa thực nghiệm, hóa học có rất nhiều khả năng trong việcphát triển những năng lực nhận thức cho học sinh. Nó cung cấp cho học sinh những tri thức khoa họcphổ thông, cơ bản về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môitrường và con người. Việc vận dụng những kiến thức lý thuyết này vào cuộc sống, việc giải các bài tậpcó nội dung gắn với thực tiễn sẽ làm phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, óc sáng kiến, nhữnghứng thú nhận thức, tinh thần vượt khó, tức là những phẩm chất quí báu đối với cuộc sống, lao độngsản xuất. - Giải bài tập hóa học là lúc học sinh hoạt động tự lực để củng cố và trau dồi kiến thức hóa họccủa mình. Bài tập hóa học cung cấp cho học sinh không chỉ kiến thức, cả con đường để giành lấy kiếnthức, cả niềm vui sướng của sự phát hiện ra kiến thức. Do vậy, bài tập hóa học vừa là mục đích, vừa lànội dung, lại vừa là phương pháp dạy học hiệu nghiệm. Thực tế dạy học cho thấy, bài tập hóa học nóichung có tác dụng giúp học sinh rèn luyện và phát triển tư duy. Thông qua việc giải những bài tập cónhững điều kiện và yêu cầu thường gặp trong thực tiễn (bài tập gắn với thực tiễn) như: bài tập về cáchsử dụng hoá chất, đồ dùng thí nghiệm; cách xử lí tai nạn do hoá chất; bảo vệ môi trường; sản xuất hoáhọc; xử lí và tận dụng các chất thải… sẽ làm tăng lòng say mê học hỏi, phát triển tư duy sáng tạo,năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh. Việc tăng cường sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy và học hoáhọc sẽ góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam: “học đi đôi với hành,giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”. Tuy nhiên, trong các sách giáo khoa hoá học ở Việt Nam, số lượng các bài tập gắn với thực tiễnchưa đa dạng, chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu giải thích những vấn đề liên quan hóa học trongđời sống và sản xuất của GV cũng như học sinh. Học sinh có thể giải thành thạo các bài tập hoá họcđịnh tính, định lượng về cấu tạo chất, về sự biến đổi các chất rất phức tạp nhưng khi cần phải dùngkiến thức hoá học để giải quyết một tình huống cụ thể trong thực tiễn thì các em lại ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: