Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Biến động dân cư trong quá trình đô thị hóa tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2009

Số trang: 115      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.90 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Biến động dân cư trong quá trình đô thị hóa tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2009 tìm hiểu quá trình ĐTH và sự biến động của dân cư tỉnh Bình Dương từ sau ngày tái lập tỉnh (năm 1997) đến năm 2009; phân tích mối quan hệ giữa biến động dân cư với quá trình ĐTH trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Biến động dân cư trong quá trình đô thị hóa tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Kim Nhật ThưChuyên ngành : ĐỊA LÍ HỌCMã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới TS. Phạm ThịXuân Thọ - người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu vàhoàn thiện luận văn. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo trường Đại học Sưphạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình họctập và thực hiện đề tài. Tác giả cũng trân trọng cảm ơn các cơ quan: Cục Tống kê tỉnh Bình Dương, Ủy banDân số - gia đình và trẻ em tỉnh Bình Dương và các huyện thị, Ủy ban nhân dân tỉnh BìnhDương, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương, Sở Y tế Bình Dương, Sở Lao động – Thươngbinh – Xã hội tỉnh Bình Dương đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu vàthông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả xin lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã giúp đỡ,tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Bình Dương, ngày………tháng……….năm 2009 Tác giả luận văn Nguyễn Kim Nhật Thư. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTCCN : Cụm công nghiệpCNH – HĐH: công nghiệp hóa – hiện đại hóaĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu LongĐBSH : Đồng bằng sông HồngĐNB : Đông Nam BộĐTH : Đô thị hóaGDP : Tổng sản phẩm trong nướcKCN : Khu công nghiệpKT – XH : Kinh tế - xã hộiKTTĐ : Kinh tế trọng điểmKVI : Khu vực I (Nông – lâm – ngư nghiệp)KVII : Khu vực II (Công nghiệp và Xây dựng)KVIII : Khu vực III (Dịch vụ)NGTK : Niên giám thống kêTP : Thành phốTTr : Thị trấnTX : Thị xãUBND : Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng ĐNB - một trong những tỉnh phát triển kinh tế năngđộng nhất của cả nước. Ngay sau ngày tái lập tỉnh (1997) đến nay, Bình Dương luôn là mộttrong những tỉnh đứng đầu cả nước về tốc độ phát triển kinh tế và nổi bật hơn hẳn đó là sự hìnhthành và tập trung các KCN. Sự phát triển công nghiệp và quá trình ĐTH đã làm biến độngmạnh mẽ sự gia tăng dân số và biến động trong phân bố dân cư. Theo kết quả cuộc Tổng điều tra Dân số - Gia đình và Nhà ở tháng 4/2009, Bình Dươnglà địa phương có tốc độ tăng dân số cao nhất cả nước giai đoạn 1999 – 2009 với mức tăng7,3%/năm. Trong đó, mức tăng dân số tự nhiên của tỉnh thấp, chỉ còn 1,00% (2009) nhưng mứctăng dân số cơ học thuộc nhóm cao nhất cả nước (6,73% năm 2009). Từ 1997 đến 2009, dưới tác động của CNH và ĐTH, dân số Bình Dương có nhiều biếnđộng về mặt qui mô, kết cấu cũng như phân bố dân cư … Dân số tăng nhanh do công nghiệpphát triển, dân số hoạt động phi nông nghiệp tăng, đời sống người dân được nâng cao. Tuy nhiêndo công nghiệp của Bình Dương phân bố chưa tập trung, còn xen lẫn vào những điểm dân cưnông thôn … Vì vậy tỉ lệ dân đô thị Bình Dương thấp hơn so với các tỉnh thành khác trong tứgiác tăng trưởng kinh tế phía Nam và chậm hơn so với tốc độ phát triển công nghiệp của tỉnh.Thực tế Bình Dương có tốc độ ĐTH rất nhanh, thể hiện ở qui mô dân số thành thị, tỉ lệ lao độngphi nông nghiệp, chất lượng cuộc sống … Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã mạnh dạn chọn vấn đề: “Sự biến động dân cư trongquá trình ĐTH ở tỉnh Bình Dương” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn đóng góp nhữngphân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp góp phần xây dựng tỉnh BìnhDương ngày càng phát triển bền vững hơn.2. Mục tiêu, nhiệm vụ2.1 Mục tiêu Tìm hiểu quá trình ĐTH và sự biến động của dân cư tỉnh Bình Dương từ sau ngày tái lậptỉnh (năm 1997) đến năm 2009. Phân tích mối quan hệ giữa biến động dân cư với quá trình ĐTH trên địa bàn tỉnh BìnhDương. Đề ra những định hướng, giải pháp phát triển ĐTH và phân bố dân cư trên địa bàn tỉnhBình Dương đến năm 2020.2.2 Nhiệm vụ Khảo sát thực tế và thu thập thông tin, số liệu cụ thể về các biến động dân cư tỉnh BìnhDương dưới tác động của quá trình ĐTH. Phân tích tác động của quá trình ĐTH đối với sự biến động dân cư của từng huyện nóiriêng và toàn tỉnh nói chung. Tổng kết thực trạng và thu thập số liệu thông tin, dự báo xu hướng biến động dân cư, quátrình đô thị trên địa bàn tỉnh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: