Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Số trang: 175      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.61 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm những nội dung về FDI đối với sự phát triển của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; định hướng và giải pháp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Mỹ Dung CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀITẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Mỹ Dung CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀITẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAMChuyên ngành: Địa Lý họcMã số: 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐẶNG VĂN PHAN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, côgiáo trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi chotác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đặng Văn Phan - người đã tận tìnhhướng dẫn tác giả trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Qua đây, tác giả cũng trân trọng cảm ơn các cơ quan: Viện Kinh tế Thành phốHồ Chí Minh, Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tác giả trong quátrình thu thập số liệu, tài liệu và thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả xin lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã giúpđỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiệnluận văn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm2009 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Mỹ Dung PHẦN I: MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Nước ta đi lên từ điểm xuất phát thấp. Sau khi đất nước bước vào công cuộc đổimới (1986), nền kinh tế tuy đã khởi sắc nhưng trình độ phát triển vẫn còn nhiều hạnchế. Đứng trước xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, để tránh nguy cơ tụt hậu, việchội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới nói chung và khu vực nói riêng nhằmbổ sung nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội là nhu cầu cấp thiết. Trong 20 năm qua (1988 – 2007), bên cạnh nguồn vốn trong nước, nước ta đãthu hút được hơn 80 tỉ USD vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài (ForeignDirest Investment - FDI). Đây là nguồn vốn quan trọng góp phần đẩy nhanh sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhận thấy vai trò quan trọng của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với quátrình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ đã đề ra Nghị quyết09/2001/NQ – CP ngày 28/8/2001 và chỉ thị 19/2001/CT – TTg ngày 28/8/2001nhằm tăng cường thu hút, nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài (ĐTNN) thời kỳ2001 – 2005: “đầu tư vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò vùngđộng lực”- Địa bàn có nhiều lợi thế ở đây có thể hiểu là địa bàn, vùng kinh tế trọngđiểm (VKTTĐ). Tính đến tháng 4 năm 2009, Việt Nam có 4 vùng kinh tế trọngđiểm: VKTTĐ Phía Bắc, VKTTĐ miền Trung, VKTTĐ phía Nam và VKTTĐ đồngbằng sông Cửu Long (thành lập ngày 16/4/2009). Trong đó, vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam (VKTTĐPN) là vùng có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế, cókhả năng mở rộng giao lưu liên kết với các vùng khác trong và ngoài nước, tạo điềukiện cho vùng cũng như cả nước nhanh chóng hội nhập vào thị trường khu vực vàthế giới. Trong thời gian qua, VKTTĐPN là địa bàn thu hút vốn FDI nhiều nhất cảnước. Từ năm 1988 – 2007, vùng đã thu hút được hơn 50% tổng vốn đăng ký của cảnước, giữ vai trò động lực, đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả nước. Đến nay, có thể đánh giá đây là địa bàn có khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoàităng lên đáng kể cả về số lượng dự án lẫn vốn đầu tư. Tuy nhiên, các dự án và vốnđầu tư này có sự biến đổi trong thời gian qua. Nhằm đánh giá một cách tương đối khách quan và đầy đủ về tình hình đầu tưtrực tiếp nước ngoài cũng như sự thay đổi về cơ cấu vốn FDI, tìm ra những mặtmạnh, mặt yếu của vùng kinh tế trọng điểm này trong việc thu hút và sử dụng vốnFDI. Từ đó, đưa ra những định hướng nhằm thu hút và sử dụng tốt hơn nguồn vốnnày trong tương lai, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của vùng. Chúng tôitiến hành nghiên cứu đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàitại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” góp một phần nhỏ trong việc phát triểnkinh tế của vùng cũng như cả nước.2. Mục đích của đề tàiĐề tài thực hiện 2 mục đích chính:- Khái quát về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự chuyển dịch cơ cấu vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.- Tìm ra các giải pháp nhằm thu hút và sử dụng tốt hơn nguồn vốn đầ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: