Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Số trang: 103      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.28 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 103,000 VND Tải xuống file đầy đủ (103 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) tìm hiểu, củng cố những lí luận về DLST và phát triển bền vững (PTBV) du lịch; đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên phát triển DLST tại khu Bình Châu – Phước Bửu; xây dựng định hướng PTBV du lịch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hồng Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM XUÂN HẬU Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ và Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm khoa Địa lí và các Thầy Cô trong khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Xuân Hậu - Thầy đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và các Thầy Cô trong trường THPT Hắc Dịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, những người thân yêu, bạn hữu đã dành tình cảm, động viên và giúp đỡ trong những ngày học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh 2009 Tác giả Nguyễn Thị Hồng MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, dưới áp lực của công việc và cuộc sống văn minh, hiện đại và tiện nghi… Nhu cầuđược nghỉ ngơi, thư giãn của con người ngày càng tăng. Mặt khác, cùng với sự sang trọng, tiện nghi vàvăn minh của cuộc sống ngày càng cao, hàng loạt các công trình, nhà máy, cơ sở bê tông, cốt thép đãmọc lên san bằng, lấp đầy các cánh đồng, khu vườn, khu rừng, các hệ sinh thái… kết hợp với hàng loạtcác chất thải từ chính cuộc sống của con người (dù đã được xử lí) đã làm cho môi trường sống của conngười phần nào giảm sút. Nhu cầu được sống với tự nhiên, thư giãn trong môi trường thông thoáng,mát mẻ, trong lành cùng tự nhiên là một điều tất yếu. Chính vì vậy, trong những thập niên gần đây, nhucầu đi du lịch của người dân ngày càng tăng, đặc biệt là nhu cầu du lịch sinh thái (DLST). Do vậy,những nơi có điều kiện để phát triển loại hình DLST hiện nay đang là mảnh đất rất màu mỡ của cácnhà đầu tư bởi những món lợi khổng lồ mà họ sẽ có được. Tuy nhiên, loại hình DLST này muốn tồn tạivà phát triển liên tục theo thời gian, đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài rất cần có sự quy hoạch, khai thác,sử dụng và bảo vệ một cách hợp lí bởi tính rất nhạy cảm của nó trong quá trình khai thác và sử dụng. Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bình Châu - Phước Bửu có tiềm năng rất lớn để phát triển loạihình du lịch (LHDL) này. Vì vậy, khu bảo tồn đã tiến hành khai thác, phát triển LHDL này theo Quyếtđịnh số 4102/QĐ.UB ngày 20 tháng 5 năm 2002 của uỷ ban nhân dân (UBND) Tỉnh về việc phê duyệtdự án phát triển DLST ở khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu giai đoạn 2002 – 2006. Trong quá trìnhkhai thác, phát triển DLST tại khu bảo tồn đã nảy sinh một số vấn đề như: bê tông hoá tự nhiên, một sốnguồn tài nguyên thiên nhiên bị tác động ngược, hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường… vẫn còn hạnchế. Do đó, khi được tiếp cận với bộ môn “các vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch”, Tác giả đã chọn đề tài“Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu -Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” để nghiên cứu.2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích - Tìm hiểu, củng cố những lí luận về DLST và phát triển bền vững (PTBV) du lịch. - Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên phát triển DLST tại khu Bình Châu –Phước Bửu. - Xây dựng định hướng PTBV du lịch. 2.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu những lí luận về DLST và PTBV du lịch. - Điều tra, khảo sát, thu thập tư liệu, thông tin phục vụ cho việc đánh giá tiềm năng và hiện trạngkhai thác tài nguyên phát triển DLST tại khu Bình Châu – Phước Bửu. - Xây dựng định hướng PTBV du lịch.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các nguồn tài nguyên DLST (địahình, khí hậu, sinh vật, biển và bờ biển, các lễ hội, di tích văn hoá lịch sử, các hệ sinh thái nôngnghiệp…), các điều kiện phục vụ cho hoạt động du lịch (HĐDL) như: cơ sở hạ tầng du lịch(CSHTDL), cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch (CSVCKTDL), nguồn nhân lực du lịch, nguồn vốn đầu tưcho du lịch và thực trạng khai thác, phát triển tại khu DLST Bình Châu - Phước Bửu thuộc huyệnXuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2002 đến năm 2007.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Về mặt khoa học: Đề tài góp phần củng cố cơ sở lí luận PTBV du lịch. - Về mặt thực tiễn: Đề tài giúp cho các nhà quản lí doanh nghiệp du lịch, quản ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: