Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Dược học: Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế

Số trang: 77      Loại file: docx      Dung lượng: 371.56 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 77,000 VND Tải xuống file đầy đủ (77 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Dược học "Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế" trình bày các nội dung chính sau: Khảo sát đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu; Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em; Đánh giá hiệu quả sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi ở trẻ em tại khoa Nhi Tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Dược học: Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THỊ KIM LOAN NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH  TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM  TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC HUẾ, NĂM 2017 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THỊ KIM LOAN NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM  TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC CHƯƠNG 1: Người hướng dẫn luận văn: Thạc sĩ Võ Thị Hồng Phượng HUẾ, NĂM 2017 LỜI CẢM ƠN Thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa là cơ  hội để  sinh viên tiếp   cận với thực tiễn, củng cố hệ thống kiến thức và vận dụng nó vào trong thực  tiễn, đặc biệt là được rèn luyện kĩ năng tổ chức nghiên cứu khoa học độc lập,  sáng tạo và tổ  chức hoạt động thực tiễn nhằm hoàn thiện hơn về  mặt lý  thuyết đã được trang bị  trong những năm đại học, làm bước đệm để  có thể  thực hiện những công trình lớn hơn về sau. Tôi xin gửi lời cảm  ơn chân thành đến Ban chủ  nhiệm khoa Dược và  các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, trang bị những kiến thức cần thiết và   tạo điều kiện cho tôi được thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa. Tôi cũng xin cảm  ơn các cán bộ  tại khoa Nhi Tổng Hợp và phòng Kế  hoạch ­ Tổng hợp Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế đã tạo điều kiện   thuận lợi cho tôi có đầy đủ  thông tin cần thiết trong quá trình tiến hành thu  thập số liệu để làm luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thạc sĩ Võ   Thị Hồng Phượng ­ là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và truyền  đạt kinh nghiệm quý giá cho tôi, để tôi hoàn thành bài luận văn cuối khóa. Do kinh nghiệm cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế nên chắc chắn   đề  tài không tránh khỏi sai sót. Vì vậy rất mong nhận được sự  đóng góp ý   kiến của quý thầy cô và các bạn. Huế, tháng 5 năm 2017 Nguyễn Thị Kim Loan LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số  liệu nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn là do cá  nhân tôi thực hiện và luận văn không trùng với bất kỳ  luận văn nào đã thực   hiện trước đây. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kim Loan DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BN                      : Bệnh nhân BNFC                 : British National Formulary Children ( Hướng dẫn quốc gia  Anh về trẻ em) BTS                    : British Thoracic Society (Hội lồng ngực Anh) BYT                    : Bộ Y tế H. influenzae : Haemophilus influenzae IDSA                   : Infectious Diseases Society of America (H ội bệnh nhiễm  Hoa Kỳ)  KS                        : Kháng sinh P. aeruginosa       : Pseudomonas aeruginosa S. aureus              : Staphylococcus aureus S. pneumoniae      : Streptococcus pneumoniae TB                        : Tiêm bắp TM                       : Tĩnh mạch TST                      : Tần số thở TTT                      : Tương tác thuốc VP                        : Viêm phổi  VPN                     : Viêm phổi nặng VPRN                  : Viêm phổi rất nặng WHO                   : Tổ chức Y tế thế giới MỤC LỤC Trang       PHỤ LỤC       Phụ lục 1: Phiếu khảo sát       Phụ lục 2: Danh sách bệnh nhân DANH MỤC TÊN CÁC BẢNG  Trang DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em trên toàn thế  giới cũng như   ở  Việt Nam. Theo thống kê  của tổ  chức Y tế  thế  giới có  khoảng 20% trẻ  em tử vong dưới 5 tuổi có nguyên nhân do nhiễm khuẩn hô  hấp dưới cấp tính, trong đó 90% là viêm phổi [23]. Do đó, phòng chống viêm  phổi cộng đồng cho trẻ  đã và đang là một chiến dịch toàn cầu với mục tiêu   giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn 1990­2015 [24]. Viêm phổi là bệnh thường gặp  ở  trẻ  em, là vấn đề  quan tâm của gia   đình và toàn xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ và tạo nên sự  lo lắng cho cha mẹ của trẻ [40].  Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn   Thu Nhạn và cộng sự đã công bố mô hình bệnh tật trẻ em năm 2001, bệnh hô   hấp chiếm 28,8% và viêm phổi là  một trong  10 bệnh có  tỷ  lệ  tử  vong cao  chiếm 24,3% [2]. Những năm gần đây qua một số  báo cáo vẫn thấy rằng  bệnh lý hô hấp tăng rất nhiều và luôn chiếm hàng đầu như nghiên cứu của Lê   Huy Thạch (2006) bệnh cơ  quan hô hấp chiếm 37,4% trong  đó viêm phổi   chiếm 79,4%; nghiên cứu của Võ Phương Khanh (2007) bệnh hô hấp chiếm  39,9%; nghiên cứu của Trần Đình Thoại (2006) bệnh lý hô hấp và viêm phổi   tương đương chiếm 27,1% [1], [6], [7]. Nguyên nhân gây bệnh  viêm phổi  thường gặp  hiện nay là các loại vi  khuẩn     Streptococcus  pneumoniae,  Haemophilus  influenzae,  Staphylococcus  aureus.  Nguyên nhân gây bệnh do virus cũng rất phổ  biến, nhưng khả  năng   bội nhiễm vi khuẩn thì rất cao, nhất là  ở  các nước đang phát triển. Vì vậy,   kháng sinh luôn đóng vai trò quan trọng trong điều trị viêm phổi [15]. Tình hình đề kháng kháng sinh hiện nay của các loại vi khuẩn gây viêm  phổi cộng đồng ở nước ta ngày càng gia tăng. Trên thực tế hầu hết các nhóm  kháng sinh mới đều đã được sử dụng. Do vậy,  việc điều trị viêm phổi nặng  ngày càng khó khăn, chi phí điều trị ngày càng cao.  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: