Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế giờ học tác phẩm “Chí phèo” theo hướng đối thoại nêu lên bản chất của dạy học đối thoại; yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp dạy học đối thoại vào giảng dạy tác phẩm văn chương; đề xuất hướng khai thác các tác phẩm văn chương theo kiểu dạy học đối thoại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế giờ học tác phẩm “Chí phèo” theo hướng đối thoại BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HỒ CHÍ MINH LEÂ LINH CHITHIẾT KẾ GIỜ HỌC TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO” THEO HƯỚNG ĐỐI THOẠIChuyeân ngaønh : LÍ LUAÄN VAØ PHÖÔNG PHAÙP DAÏY HOÏC MOÂN VAÊNMaõ soá : 60.14.10 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ GIAÙO DUÏC HOÏC NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC: TS.TRAÀN THANH BÌNH Thaønh phoá Hoà Chí Minh - 2010 LỜI TRI ÂN Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ,giúp đỡ tận tình quý báu của các thầy cô, gia đình, bạn bè và các đồngnghiệp. Tôi xin gửi nơi đây lòng tri ân sâu sắc đến các thầy cô trong khoaVăn, các thầy cô đã giảng dạy, Phòng Khoa học Công nghệ - sau đạihọc trường đại học sư phạm TP.HCM, Ban giám hiệu và tổ bộ môn văntrường trung học phổ thông Hùng Vương. Tôi xin đặc biệt tri ân tiến sĩ Trần Thanh Bình – người trực tiếphướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Xin cám ơn tất cả các thầy cô, cám ơn gia đình và bạn bè,đồng nghiệp… TP. HCM, tháng 4 năm 2010 Lê Linh ChiDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTSTT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 ĐC Đối chứng 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 NKVH Nhật kí văn học 5 NXB Nhà xuất bản 6 SGK Sách giáo khoa 7 TN Thực nghiệm 8 THPT Trung học phổ thông 9 Tr. Trang MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Trong “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010”, Đảng ta đã xác định: “Đổi mới và hiện đạihoá phương pháp giáo dục, chuyển từ việc tiếp nhận tri thức thụ động, thầy giảng trò ghi sang hướngdẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tựhọc, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển được năng lựccủa mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh”. Trong quỹ đạo chung của tiến trình đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của thời đại, nềngiáo dục nước nhà đang có những bước chuyển mình rõ rệt. Xu thế phát triển của thời đại và vận mệnhđất nước đang đặt ra cho ngành giáo dục nhiều trọng trách và thách thức: phải đào tạo được những thếhệ người Việt Nam năng động, sáng tạo, ham học hỏi, thân thiện và hợp tác, cởi mở… Nâng cao chấtlượng dạy học môn văn, đổi mới phương pháp dạy học môn văn chính là một trong những nhiệm vụphải làm để góp phần hiện thực hoá chiến lược giáo dục của nước ta trong thời kì mới. Theo một quan niệm khá phổ biến hiện nay, dạy học văn trong nhà trường thực chất là quá trìnhtổ chức cho học sinh tiếp nhận văn học. Như đã biết, tiếp nhận văn học bao giờ cũng mang tính chất cáthể, mỗi người đọc đều có cách hiểu, cách thưởng thức, đánh giá tác phẩm tuỳ thuộc vào trình độ nhậnthức, thị hiếu thẩm mĩ của mình, và bản thân tác phẩm văn học (với phẩm chất đa thanh, đa nghĩa củamình) bao giờ cũng tạo ra những tiền đề cho việc mở rộng những đại lượng nghệ thuật mới trong sựtiếp nhận của bạn đọc. Như vậy, ngay từ đầu, việc dạy học văn đã gặp phải những nghịch lí đáng kể:Thứ nhất, tiếp nhận văn học là tự nguyện, là hứng thú nhưng tiếp nhận văn học trong quá trình dạy họcvăn ở nhà trường lại phải tuân theo những quy luật, nguyên lí riêng của nó; một cách xử lí không thíchhợp sẽ hoặc thủ tiêu cá tính và hứng thú văn học của cá nhân học sinh, hoặc loại bỏ tính định hướng sưphạm của việc dạy học văn trong nhà trường. Thứ hai, do có nhiều hạn chế, sự tiếp nhận văn học củahọc sinh tất nhiên còn lệch lạc, suy diễn chủ quan, tuỳ tiện, chưa thực sự bám vào các yếu tố chi tiếtnghệ thuật của tác phẩm, đi chệch nội dung khách quan của tác phẩm và tư tưởng tình cảm của tác giả,thế nhưng chính hạn chế đó lại thể hiện rõ nhất khả năng, vóc dáng hiện tại của một người đọc – họcsinh. Thứ ba: khi giáo viên cố thuyết trình, phân tích hay tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tác phẩmtheo một định hướng có sẵn, cách thức đó có thể tạo được sự đồng nhất trong tiếp nhận, thu hẹp đượckhoảng cách thẩm mĩ giữa học sinh với tác giả, tác phẩm nhưng chính “kết quả khả quan” đó lại hạnchế khả năng cho phép học sinh đưa vào quá trình tiếp nhận văn học của mình những kiến giải, đánhgiá, những chủ kiến và thái độ mang màu sắc chủ quan, cá tính của bản thân mình... Giải quyết nhữngnghịch lí đó chính là mấu chốt của việc đổi mới phương pháp dạy học môn văn. Suốt một thời gian dài, chúng ta băn khoăn với câu hỏi: cơ sở lí luận để đổi mới phương pháp dạyhọc văn là gì? Làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong các giờ học văn… Đã có rấtnhiều thử nghiệm (dạy học nêu vấn đề, dạy học cá thể hoá, dạy học chương trình hoá, dạy học sángtạo, dạy học theo dự án…) và mỗi thử nghiệm đều dấy lên một phong trào sôi nổi nhưng kết cục là chođến nay, chúng ta vẫn chưa tạo ra được sự chuyển biến đáng kể nào về phương pháp dạy học văn. Cácgiáo trình, tài liệu về phương pháp dạy học văn tuy nhiều nhưng nhìn chung chưa có những hướng dẫnbổ ích thiết thực. Hiện nay, một trong những luận điểm cơ bản của quá trình đổi mới phương pháp dạy học văntrong nhà trường là luận điểm “Học sinh là bạn đọc sáng tạo” – đây là luận điểm mà giáo sư PhanTrọng Luận đã đề xuất và kiên trì theo đuổi từ hàng chục năm nay. Với luận điểm này, cơ chế dạy họcvăn đòi hỏi một sự thay đổi kết cấu và thiết kế giờ học trên lớp theo định hướng: giáo viên là người tổchức hướng dẫn, học sinh là chủ thể, là bạn đọc đích thực, trực tiếp tham gia vào việc chiếm lĩnh, khámphá tác phẩm. Đề cao vai trò chủ thể học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập văn hoá nói chung,văn học nói riêng chính là tìm một phương hướng ...