![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế và thực hiện bài giảng Hóa học Lớp 10 ban Cơ bản trường trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực
Số trang: 104
Loại file: pdf
Dung lượng: 723.15 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế và thực hiện bài giảng Hóa học Lớp 10 ban Cơ bản trường trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực được thực hiện nhằm thiết kế và thực hiện bài giảng Hóa học lớp 10 ban cơ bản trường THPT phần Phi kim theo hướng tích cực nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Hoá học theo chương trình mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế và thực hiện bài giảng Hóa học Lớp 10 ban Cơ bản trường trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ____________________ Nguyễn Hoàng Uyên Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HIỀN Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ giáo dục học: “Thiết kế và thực hiện bài giảng hoá học lớp 10 ban cơ bản trường trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực” với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô khoa hóa trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh; đặc biệt là TS.Nguyễn Thị Hiền- người hướng dẫn đề tài, đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, bổ sung và đóng góp những ý kiến rất quý báo cho luận văn. Ngoài ra còn có sự giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình của các thầy cô và các em học sinh trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT Thủ Khoa Huân, THPT Bán Công Thị Xã Gò Công. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành nhất đến TS. Nguyễn Thị Hiền về sự giúp đỡ nhiệt tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô khoa hoá trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, các thầy cô và các em học sinh các trường thực nghiệm, gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Sau Đại Học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, ban giám hiệu các trường thực nghiệm đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐC : Đối chứng. ĐG : Đánh giá kết quả dạy học. ĐHSP : Đại học sư phạm. G : Giỏi. GD : Giáo dục. GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo. GV : Giáo viên. HS : Học sinh. HTTH : Hệ thống tuần hoàn. K : Khá. MT : Mục tiêu dạy học. ND : Nội dung dạy học. NXB : Nhà xuất bản. PP : Phương pháp dạy học. PT : Phương tiện dạy học. SGK : Sách giáo khoa. TB : Trung bình. TC : Tổ chức dạy học. THPT : Trung học phổ thông. TN : Thực nghiệm. YK : Yếu kém. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước (2000-2020), chúng ta phải có chiến lược phát triển nguồn lực con người hợp lý. Công cuộc đổi mới nền giáo dục trên các lĩnh vực “ xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo” đang được thực hiện một cách khoa học, rộng rãi nhằm tạo ra những con người thích ứng với nền kinh tế thị trường, có năng lực giải quyết được những vấn đề thường gặp, tự tìm việc làm và có ích cho xã hội. Năm học 2006-2007, chương trình giáo dục THPT theo hướng đổi mới được thực hiện đồng loạt trên mọi miền đất nước. Sách giáo khoa lần này đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Trong quá trình thực hiện chương trình sách giáo khoa mới ở các trường THPT cho thấy nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc thực hiện đổi mới phương pháp soạn giảng, giáo án vẫn còn soạn theo 5 bước rời rạc, chưa thể hiện sự thống nhất giữa các khâu trong quá trình dạy học . Với đề tài: “THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN BÀI GIẢNG HOÁ HỌC LỚP 10 BAN CƠ BẢN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC” chúng tôi muốn tìm hiểu cách thiết kế bài giảng theo hướng đổi mới phục vụ cho quá trình đào tạo con người tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của thời đại mới. Do khuôn khổ hạn hẹp của đề tài chúng tôi chỉ thiết kế và thực hiện bài giảng phần phi kim trong sách giáo khoa lớp 10 ban cơ bản. 2. Mục đích của việc nghiên cứu Thiết kế và thực hiện bài giảng hóa học lớp 10 ban cơ bản trường THPT phần phi kim theo hướng tích cực nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học hoá học theo chương trình mới. 3. Nhiệm vụ của đề tài 3.1. Hệ thống hóa lý luận về các phương pháp tích cực và thiết kế bài học theo hướng tích cực. 3.2. Tìm hiểu thực trạng về thiết kế bài học hoá học ở trường phổ thông. 3.3. Thiết kế bài giảng phần phi kim của SGK lớp 10 ban cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. 3.4. Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả và tính khả thi của những bài giảng đã thiết kế. 4. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học hoá học lớp 10 trường trung học phổ thông. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Thiết kế bài giảng hóa học lớp 10 trường THPT . 5. Phạm vi nghiên cứu Bài giảng phần phi kim hóa học 10 ban cơ bản. 6. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng cách thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích cực sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. 7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Tra cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài. 7.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Sử dụng phương pháp điều tra, tìm hiểu thực trạng việc thiết kế giáo án và sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên trung học phổ thông. - Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm, tiến hành lên lớp theo 2 loại giáo án để so sánh. 7.3. Phương pháp toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học xử lí kết quả thực nghiệm. 8. Những vấn đề mới của đề tài Hệ thống hoá lý thuyết về thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh và các phương pháp tích cực được sử dụng trong quá ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế và thực hiện bài giảng Hóa học Lớp 10 ban Cơ bản trường trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ____________________ Nguyễn Hoàng Uyên Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HIỀN Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ giáo dục học: “Thiết kế và thực hiện bài giảng hoá học lớp 10 ban cơ bản trường trung học phổ thông theo hướng dạy học tích cực” với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô khoa hóa trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh; đặc biệt là TS.Nguyễn Thị Hiền- người hướng dẫn đề tài, đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, bổ sung và đóng góp những ý kiến rất quý báo cho luận văn. Ngoài ra còn có sự giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình của các thầy cô và các em học sinh trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT Thủ Khoa Huân, THPT Bán Công Thị Xã Gò Công. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành nhất đến TS. Nguyễn Thị Hiền về sự giúp đỡ nhiệt tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô khoa hoá trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, các thầy cô và các em học sinh các trường thực nghiệm, gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Sau Đại Học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, ban giám hiệu các trường thực nghiệm đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐC : Đối chứng. ĐG : Đánh giá kết quả dạy học. ĐHSP : Đại học sư phạm. G : Giỏi. GD : Giáo dục. GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo. GV : Giáo viên. HS : Học sinh. HTTH : Hệ thống tuần hoàn. K : Khá. MT : Mục tiêu dạy học. ND : Nội dung dạy học. NXB : Nhà xuất bản. PP : Phương pháp dạy học. PT : Phương tiện dạy học. SGK : Sách giáo khoa. TB : Trung bình. TC : Tổ chức dạy học. THPT : Trung học phổ thông. TN : Thực nghiệm. YK : Yếu kém. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước (2000-2020), chúng ta phải có chiến lược phát triển nguồn lực con người hợp lý. Công cuộc đổi mới nền giáo dục trên các lĩnh vực “ xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo” đang được thực hiện một cách khoa học, rộng rãi nhằm tạo ra những con người thích ứng với nền kinh tế thị trường, có năng lực giải quyết được những vấn đề thường gặp, tự tìm việc làm và có ích cho xã hội. Năm học 2006-2007, chương trình giáo dục THPT theo hướng đổi mới được thực hiện đồng loạt trên mọi miền đất nước. Sách giáo khoa lần này đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Trong quá trình thực hiện chương trình sách giáo khoa mới ở các trường THPT cho thấy nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc thực hiện đổi mới phương pháp soạn giảng, giáo án vẫn còn soạn theo 5 bước rời rạc, chưa thể hiện sự thống nhất giữa các khâu trong quá trình dạy học . Với đề tài: “THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN BÀI GIẢNG HOÁ HỌC LỚP 10 BAN CƠ BẢN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC” chúng tôi muốn tìm hiểu cách thiết kế bài giảng theo hướng đổi mới phục vụ cho quá trình đào tạo con người tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của thời đại mới. Do khuôn khổ hạn hẹp của đề tài chúng tôi chỉ thiết kế và thực hiện bài giảng phần phi kim trong sách giáo khoa lớp 10 ban cơ bản. 2. Mục đích của việc nghiên cứu Thiết kế và thực hiện bài giảng hóa học lớp 10 ban cơ bản trường THPT phần phi kim theo hướng tích cực nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học hoá học theo chương trình mới. 3. Nhiệm vụ của đề tài 3.1. Hệ thống hóa lý luận về các phương pháp tích cực và thiết kế bài học theo hướng tích cực. 3.2. Tìm hiểu thực trạng về thiết kế bài học hoá học ở trường phổ thông. 3.3. Thiết kế bài giảng phần phi kim của SGK lớp 10 ban cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. 3.4. Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả và tính khả thi của những bài giảng đã thiết kế. 4. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học hoá học lớp 10 trường trung học phổ thông. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Thiết kế bài giảng hóa học lớp 10 trường THPT . 5. Phạm vi nghiên cứu Bài giảng phần phi kim hóa học 10 ban cơ bản. 6. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng cách thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích cực sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. 7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Tra cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài. 7.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Sử dụng phương pháp điều tra, tìm hiểu thực trạng việc thiết kế giáo án và sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên trung học phổ thông. - Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm, tiến hành lên lớp theo 2 loại giáo án để so sánh. 7.3. Phương pháp toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học xử lí kết quả thực nghiệm. 8. Những vấn đề mới của đề tài Hệ thống hoá lý thuyết về thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh và các phương pháp tích cực được sử dụng trong quá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hóa học Lớp 10 ban Cơ bản Bài giảng Hóa học Lớp 10 Thực hiện bài giảng Hóa học Lớp 10 Thiết kế bài giảng Hóa học Lớp 10 Giáo dục Hóa học lớp 10 Cơ bản Phương pháp dạy học Hóa học.Tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
13 trang 36 0 0 -
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 13: Liên kết cộng hóa trị - Trường THPT Bình Chánh
22 trang 35 0 0 -
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 6: Luyện tập cấu tạo vỏ nguyên tử - Trường THPT Bình Chánh
13 trang 33 0 0 -
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 16: Luyện tập Liên kết cộng hóa trị - Trường THPT Bình Chánh
17 trang 32 0 0 -
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 5: Protein - Trường THPT Bình Chánh
29 trang 32 0 0 -
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 12: Liên kết ion - Trường THPT Bình Chánh
22 trang 28 0 0 -
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 5: Cấu hình electron nguyên tử - Trường THPT Bình Chánh
21 trang 26 0 0 -
11 trang 26 0 0
-
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 15: Hóa trị và số oxi hóa - Trường THPT Bình Chánh
18 trang 25 0 0 -
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị
19 trang 25 0 0