Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh An Giang tập trung tìm hiểu về thực trạng và đưa ra giải pháp phát triển công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh An Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh An Giang BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _________________ Nguyễn Quốc Khanh THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH AN GIANGChuyên ngành : Quản lý Giáo dụcMã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VÕ THỊ BÍCH HẠNH Thành phố Hồ Chí Minh- 2010 LỜI CÁM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến : - Lãnh đạo nhà trường, Phòng Khoa học công nghệ- Sau đại học, Khoa Tâm lý - Giáo dụctrường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh; - Tập thể quí Thầy cô giảng dạy khoá 18 (2007 - 2010) ngành Quản lý Giáo dục tại Trường Đạihọc Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; - Ban Giám đốc, Lãnh đạo và Chuyên viên Phòng Giáo dục Trung học, Phòng Tổ Chức cán bộ -Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang đã tạo mọi điều kiện cho tôi cả về thời gian, tinh thần, vật chất trongsuốt 3 năm qua. - Ban chỉ đạo phòng chống AIDS, phòng chống ma túy, mại dâm và tệ nạn xã hội tỉnh AnGiang; Cục thống kê tỉnh An Giang; Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội- Sở Lao động Thương binh vàXã hội tỉnh An Giang; Thư Viện trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh;Thư viện tỉnh AnGiang - Đặc biệt là TS. Võ Thị Bích Hạnh, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ ChíMinh - người đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Trân trọng biết ơn ! Tác giả luận văn Nguyễn Quốc Khanh MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanhtrên thế giới. Cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập với thế giới đã có những tác động tích cực tới đờisống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường đã bộc bộ vàảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xã hội, một trong những ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập và giaolưu thế giới là sự du nhập nhanh chóng các hiện tượng lạm dụng và sử dụng chất ma túy. Trường họccũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập nói chung và của ma túy nói riêng. Tácđộng của ma túy tới học đường là mối nguy hiểm tiềm ẩn và gây nên những hậu quả không chỉ đối vớibản thân học sinh (HS) bị nghiện mà còn cả với gia đình các em và toàn xã hội. Hiện nay, tình trạng nghiện ma túy và các tội phạm liên quan đến ma túy thật sự là mối đe dọaan ninh, trật tự của toàn xã hội. Tệ nạn ma túy đã và đang trở thành hiểm họa của xã hội, là nỗi lo lắngcủa mỗi gia đình, là nguy cơ đe dọa sự bền vững của đất nước và của dân tộc ta. Theo đánh giá tại Hộinghị tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 06-CT/TW về phòng, chống và kiểm soát ma túy trong toànquốc thì tình trạng nghiện ma túy trong HS-SV bị đẩy lùi nhưng chưa cơ bản, chưa vững chắc. Nguycơ ma túy tái xâm nhập vào nhà trường vẫn còn rất lớn, nếu chúng ta buông lỏng hoặc lơ là thì tìnhhình sẽ tái diễn phức tạp. Nhất là hiện nay, ma túy tổng hợp đang xâm nhập vào nước ta mà HS-SV vàthanh thiếu niên lại dễ tiếp cận lạm dụng loại ma túy này. Trong khi đó, một số trường học vẫn chưathực sự quan tâm đúng mức, chưa kiên trì, thường xuyên và liên tục, thiếu các biện pháp kiên quyếttrong việc giáo dục HS-SV phòng chống ma túy (PCMT). Đặc điểm tâm lý của thanh thiếu niên và HS là người đang trưởng thành, hiếu kỳ, dễ bị dụ dỗhay kích động, luôn thể hiện ta là người lớn, suy nghĩ và hành động một cách bộc phát. Do vậy bọn tộiphạm lợi dụng tâm lý này đã tìm cách dụ dỗ, lôi kéo, kích động thậm chí hăm dọa, khống chế các emvào con đường sử dụng ma túy. Hoạt động giáo dục PCMT có một vị trí quan trọng trong quá trìnhgiáo dục, hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. Nó nhằm giáodục HS những hiểu biết về tệ nạn ma túy, biết cách giữ mình không bị ảnh hưởng của ma túy và thamgia đấu tranh với tệ nạn này ở trong nhà trường cũng như ngoài xã hội. Để thực hiện điều đó, Hiệutrưởng nhà trường cần phải có những biện pháp quản lý việc giáo dục PCMT trong trường học mộtcách có hiệu quả hơn. An Giang là tỉnh ở phía tây nam bộ, có đường biên giới dài hơn 104 km giáp với Vương quốcCampuchia, có đường giao thông nối với thủ đô Phnôm Pênh, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (huyệnTịnh Biên) và Khánh Bình (huyện An Phú) giáp với 02 tỉnh Kan - Đan và Tà- Keo của Campuchia là nơi có đông người dân của 02 nước qua lại làm ăn, buôn bán. Lợi dụng đặc điểm địa lý trên, bọn tội phạm ma túy xâm nhập vào tỉnh An Giang sau đó lan tỏa đi các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long và lên thành phố Hồ chí Minh. Công tác giáo dục PCMT trong trường học là một đòi hỏi quan trọng và cấp bách, là trách nhiệm của tất cả mọi người, đặc biệt là những người làm công tác giáo dục. Là chuyên viên phụ trách công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) tại Sở Giáo dục và Đào tạo, tôi xác định chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh An Giang” với hy vọng đóng góp một phần nhỏ những biện pháp của mình vào công tác PCMT trong các trường học tại tỉnh An Giang. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT của Hiệu trưởng một số trường trung học phổ thông (THPT), tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT của H ...