Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng dạy học môn Toán cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học

Số trang: 130      Loại file: pdf      Dung lượng: 743.38 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 130,000 VND Tải xuống file đầy đủ (130 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn "Xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng dạy học môn Toán cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học" nhằm xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng dạy học môn Toán cho SV ngành GDTH nhằm phát triển kĩ năng dạy học Toán cho SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GVTH.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng dạy học môn Toán cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ DUY CƯỜNG XÂY DỰNG QUY TRÌNH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DẠY HỌC MÔN TOÁN CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC (BẬC TIỂU HỌC) VINH, 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ DUY CƯỜNG XÂY DỰNG QUY TRÌNH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DẠY HỌC MÔN TOÁN CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc Tiểu học) Mã số: 60 14 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS NGUYỄN THỊ MỸ TRINH VINH, 2011 LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Đồng Tháp, Tỉnh Đồng Tháp đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia lớp Cao học Giáo dục tiểu học khóa 16 của Trường Đại học Vinh tổ chức tại Đồng Tháp. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, cung cấp tài liệu và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS – TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc định hướng đề tài, định hướng các vấn đề nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Dù cố gằng rất nhiều, nhưng do khả năng hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của Quý Thầy, Cô cùng các bạn đồng nghiệp. Trân trọng cảm ơn! Vinh, tháng 7 năm 2011 Lê Duy Cường MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Lí do chọn đề tài ----------------------------------------------------------------- 01 2. Mục đích nghiên cứu ------------------------------------------------------------ 02 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu --------------------------------- 02 4. Giả thuyết khoa học -------------------------------------------------------------- 03 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ------------------------------------------------------------- 03 6. Phương pháp nghiên cứu --------------------------------------------------------- 03 7. Cấu trúc luận văn ----------------------------------------------------------------- 04 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề ------------------------------------------- 05 1.2. Một số khái niệm cơ bản------------------------------------------------------- 10 1.3. Hoạt động rèn luyện KNDH môn Toán cho sinh viên ngành GDTH ------ 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KNDH MÔN TOÁN CHO SINH VIÊN NGÀNH GDTH 2.1. Giới thiệu về Trường Đại học Đồng Tháp và việc tổ chức rèn luyện KNDH môn Toán cho sinh viên ngành GDTH hệ Đại học --------------------------------- 35 2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động rèn luyện KNDH môn Toán cho sinh viên ngành GDTH trình độ Đại học ---------------------------------------------------- 41 2.3. Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động rèn luyện KNDH môn Toán cho sinh viên ngành GDTH trình độ Đại học ---------------------------------------- 43 2.4. Nguyên nhân của thực trạng -------------------------------------------------- 67 CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH RÈN LUYỆN KNDH MÔN TOÁN CHO SINH VIÊN NGÀNH GDTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP 3.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình rèn luyện KNDH môn Toán cho sinh viên ngành GDTH ------------------------------------------------------------------------ 69 3.2. Quy trình rèn luyện KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH ---------- 70 3.3. Thăm dò tính cần thiết, tính khả thi của quy trình ------------------------ 93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ --------------------------------------------------- 97 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ------------------------ 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------- 100 PHỤ LỤC -------------------------------------------------------------------------- 104 CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1. GDTH : Giáo dục Tiểu học 2. GVSP : Giảng viên sư phạm 3. GVTH : Giáo viên tiểu học 4. HSTH : Học sinh tiểu học 5. KN : Kĩ năng 6. KNDH : Kĩ năng dạy học 7. KNSP : Kĩ năng sư phạm 8. KTSP : Kiến tập sư phạm 9. NVSP : Nghiệp vụ sư phạm 10. NVSPTX : Nghiệp vụ sư phạm thường xuyên 11. NLSP : Năng lực sư phạm 12. PPDH : Phương pháp dạy học 13. TTSP : Thực tập sư phạm 14. SV : Sinh viên 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nghị quyết hội nghị BCHTW Đảng CSVN khóa VIII lần 2 chỉ ra mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới: “Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc ... làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp...” [41]. 1.2. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX yêu cầu phải nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; luôn quan tâm bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức chính trị, kiến thức và kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên nhất là GVTH. Nghị quyết 40 Quốc hội khóa X về đổi mới mục tiêu giáo dục phổ thông yêu cầu các trường Đại học, các khoa sư phạm cần phải đào tạo đội ngũ GVTH khi tốt nghiệp ra trường phải đảm bảo ba yếu tố cơ bản sau: phẩm chất, đạo đức, tư tưởng chính trị; kiến thức và KNSP. 1.3. Điều 35 Luật Giáo dục nói về mục tiêu giáo dục Đại học đã khẳng định: “Đào tạo trình độ Đại học giúp SV có kiến thức chuyên môn và kĩ năng thực hành cơ bản về một ngành nghề, có khả năng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: