Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu công nghệ điều chế nano Apigenin, nano 6-Shogaol và nano fucoidan từ các cao dược liệu

Số trang: 101      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.36 MB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Hóa học "Nghiên cứu công nghệ điều chế nano Apigenin, nano 6-Shogaol và nano fucoidan từ các cao dược liệu" trình bày các nội dung chính sau: Công nghệ nano – liposome; Nguồn dược liệu, hóa chất và thiết bị; Tổng hợp EDA-FA ở quy mô phòng thí nhiệm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu công nghệ điều chế nano Apigenin, nano 6-Shogaol và nano fucoidan từ các cao dược liệu LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ ngành Hóa hữu cơ với đề tài “Nghiên cứu côngnghệ điều chế nano Apigenin, nano 6-Shogaol và nano fucoidan từ các cao dược liệu.”là công trình khoa học do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS. TS. Nguyễn CửuKhoa. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bốtrong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu có bất kỳ sự gian dối nào, tôi xin hoàntoàn chịu trách nhiệm. Học viên cao học Quách Tòng Hưng 1 LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện tại Viện Khoa học Vật Liệu Ứng dụng, dưới sựhướng dẫn tận tâm của thầy GS.TS Nguyễn Cửu Khoa và song song đó cùng với sựgiúp đỡ và chia sẽ kinh nghiệm của các anh chị và các bạn đã phần nào giúp luận vănnày trở nên hoàn thiện hơn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đến: Cảm ơn Ban Lãnh đại Học viện Khoa học Công nghệ, Phòng Đào tạo học việnKhoa học Công nghệ đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội học tập và trau dồi kiến thứcchuyên môn. Cảm ơn Thầy GS.TS Nguyễn Cửu Khoa - Viện Khoa Học Vật Liệu Ứng Dụng– Viện Khoa Học và Công nghệ Việt Nam, đã trang bị kiến thức, kinh nghiệm và địnhhướng cho tôi từ ngày đầu bước vào nghiên cứu tạo điều kiện để tôi hoàn thành luậnvăn. Cảm ơn các Thầy cô bộ môn – Học Viện Khoa Học Công Nghệ - Viện KhoaHọc và Công nghệ Việt Nam, đã tạo điều kiện và truyền dạy cho tôi kiến thức trongquá trình học tập và làm việc. Cảm ơn chị Nguyễn Thị Phương, chị Đặng Thị Lệ Hằng, anh Huỳnh HoàngHạnh, bạn Lê Nguyễn Tường Vi và các đồng nghiệp nhân viên Viện Khoa Học VậtLiệu Ứng Dụng – Viện Khoa Học và Công nghệ Việt Nam, đã tạo điều kiện cho tôihoàn thành luận văn này. Cảm ơn anh Nguyễn Vũ Duy Khang cùng các bạn thuộc Trung Tâm Phân Tích- Viện Khoa Học Vật Liệu Ứng Dụng, đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể sử dụngthiết bị cho nghiên cứu. Cảm ơn gia đình và tập thể lớp cao học khóa 2018B đã luôn động viên tôi khithực hiện luận văn tốt nghiệp. Kính chúc quý thầy, cô và các bạn luôn dồi dào sức khỏe và thành công trongsự nghiệp khoa học. Chúc các bạn học viên khóa 2018B thành công. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2021 Học viên cao học Quách Tòng Hưng 2 MỞ ĐẦU Sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ nhờ vào các kết quả nghiên cứucó tính đột phá trong lĩnh vực như vật liệu nano. Các vật liệu từ nano được quan tâmphát triển nghiên cứu như dendrimer, naonogel-nanocapsule, polymer micelle-liposome… đã được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y dược và nghiên cứu vật liệu mới,tuy có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau nhưng quan tâm nhiều nhất là hướng nghiêncứu: Nano polymer là thành phần gia cường do các hợp chất cao phân tử để tạo vậtliệu mới và ứng dụng nano polymer làm chất dẫn thuốc, đưa thuốc đến đúng tế bàođích. Mặc dù các chất điều trị hiện nay như cisplatin hoặc 5-FU .. cho thấy sự tiềmnăng trong điều trị ung thư, tuy nhiên, liệu pháp điều trị bằng các thuốc này còn chưaphát huy được tính dược dụng quan trọng của nó. Các triệu chứng phụ kèm theo nhưđộc tủy, nhiễm độc thận thường xảy ra với gần 80% ca bệnh điều trị bằng cisplatin.Trong khi đó các nghiên cứu trước đây cho thấy nhiều hoạt chất có nguồn gốc từ thựcphẩm như Shogaol từ củ gừng, Curcumin từ nghệ, Fucoidan từ rong nâu, Apigenin từrau cần tây, Vinblastin từ cây dừa cạn,... có khả năng ức chế sự phát triển của các tếbào ung thư. Các hoạt chất này có ưu điểm là không gây tác dụng phụ, dễ kiếm, giáthành thấp nhưng do một số tính chất hóa lý như tính tan kém, cấu trúc cồng kềnh nênkhả năng thấm qua màng tế bào thấp do đó nồng độ hoạt chất trong máu rất nhỏ dẫntới không đủ hoạt lực để sử dụng làm thuốc. Tuy vậy, các hợp chất này hầu hết chỉdừng ở mức có hoạt tính dược do những hạn chế liên quan đến sinh khả dụng, đặc biệtlà khả năng hòa tan. Bên cạnh đó, sự phát triển các hệ thuốc mới dựa trên gốc củathuốc cũ cũng cho thấy nhiều nhược điểm, ví dụ: công nghệ sử dụng để tổng hợp phứctạp, quá trình loại bỏ các dung môi hữu cơ và tinh sạch sản phẩm gặp nhiều khó khăndo sự có mặt các đồng phân hoặc các sản phẩm phụ và hiệu suất phản ứng thườngkhông cao. Với sự phát triển không ngừng về khoa học công nghệ đã mở ra nhiều phươngpháp tiếp cận mới trong điều trị các căn bệnh nan y trong đó có căn bệnh ung thư [1,2]. Một trong những phương pháp đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà khoahọc đó là Liệu pháp hướng đích bằng cách sử dụng các hạt nano làm “vật tải” trongviệc tải thuốc và nhả thuốc đúng địa chỉ [3-8]. Việc sử dụng công nghệ nano sẽ tạo ra các hệ chất mang thuốc có kích thướccực nhỏ (20-200nm) với một phần lipid trên bề mặt nên vừa có tính tan, vừa có tínhthấm rất tốt qua màng tế bào để vào mạch máu. Do đó hàm lượng hoạt chất trong máusẽ được tăng lên gấp nhiều lần, đủ hoạt lực để được sử dụng làm thuốc. Ngoài ra cáchệ nano thuốc này không những làm giảm các tác dụng phụ mà thuốc gây cho bệnhnhân mà còn kéo dài thời gian hoạt động của thuốc bên trong cơ thể từ đó tăng sinhkhả dụng của thuốc. Với việc gắn thêm tác nhân hướng đích trên bề mặt hệ mangthuốc, thuốc sẽ được đưa tới tới tế bào ung thư một cách chủ định làm tăng hiệu lực 3của thuốc lên nhiều lầ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: