Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 101      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.33 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn hệ thống hóa một số vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, kinh tế tri thức, tác động của kinh tế tri thức với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và khái quát một số kinh nghiệm của vài nước láng giềng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiếnvượt bậc trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Để có những thành công đó,một phần rất quan trọng nhờ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chungvà cơ cấu ngành kinh tế nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay với xu thế toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức pháttriển như vũ bão trên quy mô toàn cầu. Nền kinh tế tri thức đã ảnh hưởng tớitất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội. Không có mộtquốc gia nào muốn vươn lên mà nằm ngoài xu thế đó, ngay cả đối với nhữngnước đang phát triển như Việt Nam. Nền kinh tế tri thức dần xuất hiện và cónhững ảnh hưởng tới mọi mặt trong mọi hoạt động kinh tế. Chính vì vậy,nghiên cứu về quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiệnphát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trở thành một vấn đề hết sức cấp thiết.Vì nếu chúng ta có một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý, phát triển huy đượcnhững lợi thế, tiềm năng của đất nước, phù hợp với sự phát triển của nền kinhtế tri thức thì chúng ta sẽ tạo ra được những bước phát triển nhảy vọt, gópphần nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng tụt hậu, đuổi kịp cácnước phát triển trên thế giới. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, em đã chọn đề tài: “Chuyển dịch cơcấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Namhiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình để làm rõ hơn quá trình chuyểndịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện mới - sự phát triển của nền kinh tếtri thức. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay, có một số công trình nghiên cứu về kinh tế tri thức cũng nhưquá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên những 2nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triểnkinh tế tri thức và các khía cạnh của nó chưa được nghiên cứu nhiều. Có một số tác phẩm như: “Kinh tế tri thức - xu thế mới của xã hội thếkỷ XXI” của GS. TS. Ngô Quý Tùng, “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành vàphát triển các trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam” của Đỗ Hoài Nam, “Chuyểndịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới” của LêDuy Phong và Nguyễn Thành Độ ..v..v.. Tuy đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan nhưng quá trìnhchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta trong điều kiện phát triển kinh tếtri thức vẫn là một vấn đề mới, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu thêm. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinhtế, kinh tế tri thức, tác động của kinh tế tri thức với chuyển dịch cơ cấu ngànhkinh tế và khái quát một số kinh nghiệm của vài nước láng giềng về chuyển dịchcơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức. - Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiệnphát triển kinh tế tri thức ở nước ta và các phương hướng, giải pháp nhằmthúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu như trên, đối tượng nghiên cứu của luận vănlà vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tếtri thức ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở phân tích một số vấn đề chung vàkinh nghiệm quốc tế về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện pháttriển kinh tế tri thức. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng các phương phápduy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phân tích, diễn giải, suy luận và tổnghợp để làm rõ hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện 3phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay và đề xuất các phương hướng, giảipháp để thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn (i) Hệ thống hóa lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tácđộng của kinh tế tri thức đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. (ii) Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và đề xuấtphương hướng, giải pháp nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếtrong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở nước ta. 7. Bố cục luận văn Với lý do lựa chọn và mục đích nghiên cứu như trên, luận văn này cóbố cục gồm phần mở đầu, kết luận và 3 chương: - Chương 1: Những vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếtrong điều kiện phát triển kinh tế tri thức. - Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điềukiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay. - Chương 3: Những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm đẩynhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: