Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Bước đầu đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng Việt – Đức KfW1 tại huyện Cao Lộc – tỉnh Lạng Sơn

Số trang: 93      Loại file: pdf      Dung lượng: 673.56 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 93,000 VND Tải xuống file đầy đủ (93 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu bước đầu đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động của dự án trồng rừng Việt – Đức KfW1 tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn; phân tích những tác động của dự án đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường trên địa bàn nghiên cứu; đề xuất giải pháp để duy trì và phát huy những thành quả của dự án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Bước đầu đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng Việt – Đức KfW1 tại huyện Cao Lộc – tỉnh Lạng Sơn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ******** NGUYỄN VĂN HÀ BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VIỆT – ĐỨC KfW1 TẠI HUYỆN CAO LỘC – TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI- 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ******** NGUYỄN VĂN HÀ BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VIỆT – ĐỨC KfW1 TẠI HUYỆN CAO LỘC – TỈNH LẠNG SƠN Chuyên ngành: Lâm hoc Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN TUẤN HÀ NỘI- 2009 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vào giữa thế kỷ XX diện tích rừng của nước ta khoảng 14 triệu ha chiếm 43% diện tích đất tự nhiên. Trong 30 năm chiến tranh diện tích rừng nước ta bị thu hẹp khá nhanh, năm 1976 chỉ còn 11,17 triệu ha chiếm 33,8% diện tích cả nước [61]. Đất nước ta đã trải qua một thời gian dài trong sự tàn phá của chiến tranh và đang ở giai đoạn đầu bước vào công cuộc xây dựng tái thiết đất nước, vì vậy chúng ta còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, trình độ dân trí của người dân ở những khu vực rừng núi chưa được quan tâm kịp thời. Đây chính là nguyên nhân gây ra các hiện tượng phá rừng bừa bãi, đốt nương làm rẫy… đã làm suy giảm diện tích rừng một cách nghiêm trọng, đầu thập kỷ 90 đã giảm đến mức thấp nhất là 9,1 triệu ha chiếm 27,8% diện tích cả nước [64]. Hậu quả là làm mất cân bằng sinh thái, đất bị xói mòn, bạc màu, hạn hán, lũ lụt, úng ngập lan tràn nhiều nơi. Phục hồi và phát triển rừng nhằm nâng cao độ che phủ của rừng, hướng tới phát triển bền vững đã trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu và cấp bách của nước ta. Sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân trước tiên phải dựa vào sự bền vững về môi trường, điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua việc khôi phục và phát triển rừng. Chỉ có nâng cao độ che phủ mới phát huy được chức năng phòng hộ, cải thiện môi trường, hạn chế thiên tai cho vùng hạ lưu, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, đóng góp vào công cuộc xoá đói giảm nghèo cho những người dân sống trên vùng đầu nguồn, vùng sâu, vùng xa. Ngày 28 tháng 11 năm 1959 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Pháp lệnh trồng rừng trong cả nước. Gần đây, Quốc hội đã đưa ra Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Chương trình trồng 5 triệu ha rừng… Chính phủ cũng không ngừng tranh thủ sự hỗ trợ của các quốc gia và các tổ chức quốc tế, trong đó có sự hợp tác giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa liên bang Đức thực hiện dự án trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc và khoanh nuôi xúc tiến tái 2 sinh tự nhiên, bảo vệ đất trên các khu vực bị đe dọa về sinh thái ở một số tỉnh của Việt Nam. Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn là nơi đã thực hiện dự án này từ năm 1996 đến nay và đã tạo được nhiều hiệu quả to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường. Để đánh giá được mức độ hiệu quả của dự án cho người dân trong vùng dự án, đề tài: “Bước đầu đánh giá hiệu quả dự án trồng rừng Việt – Đức KfW1 tại huyện Cao Lộc – tỉnh Lạng Sơn” đã được thực hiện theo chương trình đào tạo thạc sĩ của trường Đại học Lâm nghiệp. Kết quả của đề tài sẽ đóng góp thêm những cơ sở khoa học trong việc đánh giá dự án và đề xuất các giải pháp phù hợp để duy trì, phát triển dự án trong những năm tiếp theo. Đây cũng là cơ sở quan trọng để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho các hoạt động sản xuất lâm nghiệp tại Việt Nam. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 TRÊN THẾ GIỚI. 1.1.1 Khái niệm về dự án. Theo Cleland và King (1975) thì coi dự án là sự kết hợp giữa các yếu tố nhân lực và tài lực trong một thời gian nhất định để đạt được một mục tiêu định trước. Clipdap cho rằng dự án là một tập hợp các hoạt động để giải quyết một vấn đề hay để hoàn thiện một trạng thái cụ thể trong một thời gian xác định. Gitinger (1982) đưa ra quan điểm: dự án là một tập hợp các hoạt động mà ở đó tiền tệ được đầu tư với hy vọng được thu hồi lại. Trong quá trình này các công việc kế hoạch tài chính, vận hành hoạt động là một thể thống nhất, được thực hiện trong một thời gian xác định [48]. Từ điển xã hội học của David Jary and Julia Jary(1991)[46], đưa ra định nghĩa về dự án như sau: những kế hoạch của địa phương được thiết lập với mục đích hỗ trợ các hành động cộng đồng và phát triển cộng đồng. Theo định nghĩa này có thể hiểu dự án là một kế hoạch can thiệp có mục tiêu, nội dung, thời gian, nhân lực và tài chính cụ thể. Dự án là sự hợp tác của các lực lượng xã hội bên ngoài và bên trong cộng đồng. Với cách hiểu như trên thì thước đo sự thành công của dự án không chỉ là việc hoàn thành các hoạt động có tính kỹ thuật (đầu tư cái gì, cho ai, bao nhiêu, đầu tư như thế nào...) mà là nó có góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhận thức về phát triển kinh tế, xã hội, môi trường trong cộng đồng nông thôn miền núi hay không. 1.1.2 Quan niệm về đánh giá dự án. Đánh giá dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý và thực hiện dự án, đánh giá dự án để đưa ra những nhận xét theo định kỳ về kết quả 4 thực hiện các hoạt động dự án và những hiệu quả cũng như những tác động của dự án trên cơ sở so sánh một số tiêu trí, chỉ tiêu đã lập trước, hay nói cách khác, đánh giá dự án là quá trình xem xét một cá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: