Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu tiếp cận một số nguyên tắc trong quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định

Số trang: 88      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.04 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là đánh giá được hiện trạng QLHST tại VQG Xuân Thủy- Nam Định; tiếp cận được các nguyên tắc QLHST cho Vườn Quốc Gia Xuân Thủy- Nam Định; đề xuất được một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc QLHST rừng ngập mặn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu tiếp cận một số nguyên tắc trong quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam ĐịnhBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------- NGÔ VĂN NHƯƠNG b-íc ®Çu tiÕp cËn mét sè nguyªn t¾c trong qu¶n lý hÖ sinh th¸i rõng ngËp mÆn t¹i v-ên quèc gia xu©n thñy- nam ®Þnh Chuyên ngành: Lâm học Mã số : 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. HOÀNG KIM NGŨ HÀ NỘI, 2011 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta là một trong số ít nước trên thế giới có hệ sinh thái rừng ngập mặn venbiển rất độc đáo của vùng đất ngập nước. Vai trò và ý nghĩa kinh tế, xã hội, môitrường của rừng ngập mặn đã được khẳng định trong nghiên cứu và trong thực tiễnkhông những ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt nơi có rừngngập mặn. Rừng ngập mặn là hệ sinh thái rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường và phươngthức quản lý, kinh doanh. Diễn biến (động thái) rừng ngập mặn trong một số năm qua thông qua việc phárừng, nuôi tôm tràn lan mà chủ yếu là sự phát triển vô tổ chức, không kiểm soát được,trong đó thiên về lợi ích kinh tế của nuôi trồng thuỷ sản. Hậu quả của nó đã được trả giá (tôm chết, rừng mất, hiện tượng phèn hoá và xâmnhập mặn xảy ra găy gắt), đến nay cũng chưa thể khắc phục được. Do vậy, các vấn đề khoa học công nghệ được đặt ra và phải nghiên cứu giải quyếttập trung vào các vấn đề tồn tại sau đây: a) Quy hoạch và điều chế các lâm phần rừng ngập mặn sau khi trồng nhằm đảmbảo sản lượng, chất lượng gỗ và phát huy vai trò phòng hộ ven biển. b) Sử dụng rừng ngập mặn để nuôi tôm và các thuỷ sản khác gặp khó khăn dochưa có kỹ thuật phù hợp để có thể điều hoà nhu cầu sinh học. c) Về môi trường: Hầu như ít có các nghiên cứu khoa học công nghệ cũng nhưmô hình thực tiễn nào nhằm tạo ra các mô hình rừng ngập có khả năng bảo vệ bờbiển, đê biển và tăng tốc độ bồi lắng phù sa hiệu quả nhất. Diễn biến môi trường đấtvà nước, trước và sau khi xây dựng các đầm thủy sản ít được nghiên cứu. d) Về kinh tế xã hội: Tuy đã có một số mô hình nghiên cứu kỹ thuật về trồngrừng ngập mặn nhưng chưa gắn liền với yếu tố kinh tế xã hội cho các vùng cụ thể.Vì vậy khả năng áp dụng và hiệu quả kinh tế như thế nào còn chưa rõ. Để khắc phục một trong những tồn tại trên, tôi chọn địa điểm nghiên cứu làVQG Xuân Thủy- Nam Định. Đây là rừng ngập mặn ở Việt Nam được quốc tế côngnhận là RNM thứ 50 của Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước trên thế giới. 2Đây là HST cửa sông ven biển rất quan trọng cả về mặt sinh thái và kinh tế- xã hội.Khu Ramsar Xuân Thủy được các nhà khoa học đánh giá là nơi có sự đa dạng sinhhọc phong phú. Được thiên nhiên ban tặng nguồn lợi thủy sản trù phú nhưng Xuân Thủy cũngkhông tránh khỏi tình trạng bị người dân xâm nhập và khai thác quá mức. Việc khaithác tài nguyên đang diễn ra rất gay gắt, làm mất đi cân bằng sinh thái vốn rất mongmanh ở khu Ramsar Xuân Thủy. Ngoài ra, do công việc quản lý và sử dụng chưa hợp lý nên diện tích và chấtlượng của hệ sinh thái RNM trong thời gian qua đã bị suy giảm trầm trọng. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đó là xu thế quản lý, bảo tồn và phát triển bềnvững các vùng đất ngập nước. Vì thế, tôi thực hiện đề tài luận văn cao học “Bướcđầu tiếp cận một số nguyên tắc trong quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tạiVườn quốc gia Xuân Thủy- Nam Định” 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Nghiên cứu về chức năng dịch vụ của HST RNM1.1.1. Trên thế giới Việc nghiên cứu chức năng du lịch và giá trị sinh thái để lượng giá trị kinh tếcho RNM còn đang gây ra nhiều tranh cãi và còn là một chủ đề mới để nghiên cứu.Tuy nhiên đã có nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá giá trị kinh tế HST đấtngập nước như ở Anh, Mỹ, Malaysia, Philippin, Australia, Thụy Điển, Argentina. Brawn (1980) và cộng sự, đã sử dụng công nghệ GIS dự tính lượng carbontrung bình trong rừng nhiệt đới Châu Á là 144 tấn carbon/ha trong phần sinh khốivà 148 tấn/ha trong lớp đất mặt với độ sâu 1m, tương đương với 42- 43 tỷ tấncarbon trong toàn châu lục. Tuy nhiên lượng carbon biến động rất lớn giữa các vùngvà các kiểu thực bì khác nhau. Thông thường lượng Carbon trong sinh khối biếnđộng từ 50 tấn/ha đến 360 tấn/ha, phần lớn ở các kiểu rừng là 100 đến 200 tấn/ha. Christensen (1982), khi ước tính giá trị của bảo vệ và ổn định vùng bờ biểnRNM đã đưa ra con số khoảng 16 USD/ha. Dựa trên những chi phí thiệt hại có thể tránh Ruitenbeok (1992), đã tìm ra giátrị 240 USD/h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: