Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả sinh thái và kinh tế tiềm tàng của rừng phòng hộ đầu nguồn tại Hoà Bình

Số trang: 120      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.61 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 120,000 VND Tải xuống file đầy đủ (120 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phương hướng của đề tài là xác định những chỉ tiêu biểu thị hiệu quả sinh thái và kinh tế tiềm tàng của rừng phòng hộ đầu nguồn, thông qua khả năng hoặc lợi ích lớn nhất mà rừng có thể gây ảnh hưởng về sinh thái và kinh tế trong điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội hiện có. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả sinh thái và kinh tế tiềm tàng của rừng phòng hộ đầu nguồn tại Hoà BìnhBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ---------------------- DƯƠNG THANH HẢI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SINH THÁI VÀ KINH TẾ TIỀM TÀNG CỦA RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN TẠI HOÀ BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, việc xác định đầy đủ giá trị của rừng, đặc biệt là giá trị sinhthái và giá trị kinh tế đã trở thành một vấn đề cần thiết và hấp dẫn trên khắptoàn cầu. Vấn đề này càng bức bách và chứa đựng tầm quan trọng nổi bật khinguy cơ suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt ở nhiều nơitheo hướng bất lợi cho con người. Để xác định giá trị của rừng, một trong những hướng nghiên cứu thuhút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học là đánh giá hiệu quả sinh tháivà kinh tế tiềm tàng của rừng phòng hộ đầu nguồn - một loại rừng có diện tíchkhá lớn ở Việt Nam. Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, hiệu quả sinh tháiđược thể hiện rõ nét qua ảnh hưởng của nó đến nguồn nước, xói mòn đất vàkhông khí, còn hiệu quả kinh tế được thể hiện thông qua khả năng cung cấplâm sản hoặc dịch vụ môi trường rừng cho kinh doanh. Tất cả những khả năngnày cần được biểu hiện thông qua những chỉ tiêu định lượng, có thể xác địnhđể làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá và đề ra những giải pháp phù hợpnhằm phát huy tối đa các lợi ích của rừng. Mặc dù vậy, cho đến nay ở vùng phòng hộ đầu nguồn Hòa Bình, nhữngnghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế, ít ỏi và chưa được hệ thống. Điềunày được thể hiện như sau: - Nghiên cứu đồng thời về hiệu quả sinh thái và kinh tế của rừng cònhạn chế. - Đối tượng rừng nghiên cứu còn ít, chưa lựa chọn đầy đủ các trạng tháithực bì rừng khác nhau, với các mức độ suy thoái, phục hồi hoặc diễn thếkhác nhau. - Ít nghiên cứu định lượng, nên chưa đủ cơ sở khoa học cho việc sosánh, phân hạng rừng theo hiệu quả sinh thái và kinh tế. 2 Hạn chế này đã làm chậm tiến trình xác định giá trị dịch vụ môi trườngrừng, lượng giá rừng, chưa thúc đẩy quá trình quản lý rừng bền vững ở khuvực. Để góp phần giải quyết vấn đề trên, đề tài “Đánh giá hiệu quả sinhthái và kinh tế tiềm tàng của rừng phòng hộ đầu nguồn tại Hoà Bình đãđược thực hiện. Phương hướng của đề tài là xác định những chỉ tiêu biểu thị hiệu quảsinh thái và kinh tế tiềm tàng của rừng phòng hộ đầu nguồn, thông qua khảnăng hoặc lợi ích lớn nhất mà rừng có thể gây ảnh hưởng về sinh thái và kinhtế trong điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội hiện có, qua đó giảm thiểu tácđộng xấu đến môi trường của các hiện tượng diễn ra trong thiên nhiên hoặcmở ra cơ hội cho kinh doanh rừng. Vì nguồn lực nghiên cứu có hạn, sau khixác định các chỉ tiêu biểu thị hiệu quả sinh thái và kinh tế tiềm tàng của rừng,đề tài chỉ so sánh và xếp hạng các trạng thái thảm thực vật theo hiệu quả sinhthái và kinh tế tiềm tàng bằng phương pháp đơn giản. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Ở Ngoài nước 1.1.1. Thành quả nghiên cứu 1.1.1.1. Nghiên cứu về hiệu quả giữ nước của rừng phòng hộ đầu nguồn Trên thế giới, việc nghiên cứu về hiệu quả giữ nước của rừng đã thuđược nhiều thành quả, trong đó đáng chú ý là những thành quả có liên quanđến việc định lượng một số thành phần cân bằng nước trong hệ sinh thái rừng. a. Hiệu quả giữ nước của vật rơi rụng trong rừng Vật rơi rụng có khả năng ngăn giữ nước tương đối lớn, nên có tác dụngbổ sung nước cho đất và cung cấp nước cho thực vật (Vu Chí Dân & VươngLễ Tiên, 2001) [3]. Ngoài ra, do vật rơi rụng có những lỗ hổng lớn và nhiều,nên lượng nước ngăn giữ bởi vật rơi rụng dễ dàng bốc hơi đi. Những nghiêncứu của Black và Kelliher (1989) (dẫn theo Vu Chí Dân & Vương Lễ Tiên(2001) [3] cho thấy, lượng nước bốc hơi từ vật rơi rụng của các kiểu rừngkhác nhau chiếm khoảng 3 - 21% tổng lượng nước bốc hơi trên mặt đất rừng.Schaap và Bouten (1997) (dẫn theo Vu Chí Dân & Vương Lễ Tiên (2001) [3]đã sử dụng thiết bị đo lường Lysimeter để xác định lượng nước bốc hơi củavật rơi rụng, đồng thời dùng phương trình Penman - Monteith để mô phỏngtốc độ bốc hơi nước của vật rơi rụng và sự khác biệt của nhiệt độ không khítrên bề mặt của nó đến độ cao một mét, đã thu được kết quả tốt. b. Hiệu quả thấm và giữ nước của đất rừng Sự thấm nước của đất là một trong những vấn đề được nghiên cứu sâurộng trong lĩnh vực thủy văn học, nó có tác dụng rất quan trọng trong việchình thành cơ chế phát sinh dòng chảy. Nhìn chung, đất rừng có tốc độ thấmnước lớn hơn so với đất dưới các thảm thực vật khác, tốc độ thấm nước ổnđịnh của đất rừng có thể đạt 800 mm/giờ trở lên (Dunne T, 1978) [43]. Theo 4tác giả Trần Huệ Tuyền (1994) [35], đất rừng có độ hổng ngoài mao quảnlớn, nên tốc độ thấm nước và lượng nước thấm của đất rừng tăng lên. Có thểmô phỏng quá trình nước thấm xuống đất rừng theo mô hình Philip (Diêu HoaHạ, 1989 [14]; Thẩm Băng và Nông Tấn, 1992 [1]). Lượng nước giữ trong đất rừng là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánhgiá hiệu quả nuôi dưỡng nguồn nước của rừng. Các nhà khoa học ở Trung Quốc thường dùng lượng nước bão hòa cáclỗ hổng ngoài mao quản trong đất rừng để tính toán lượng nước thấm xuốngđất. Theo các kết quả nghiên cứu, mỗi héc ta đất rừng có thể tích giữ đượclượng nước 641 - 679 tấn/năm (dẫn theo Phạm Văn Điển, 2006) [12]. c. Hiệu quả phòng lũ của rừng FAO (1995) (dẫn từ Vũ Tấn Phương, 2009) [23] cho rằng, rừng có tácdụng rất quan trọng trong việc điều tiết dòng chảy, giảm lưu lượng nước mặt,góp phần làm giảm lũ lụt. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: