Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đề xuất một số giải pháp chuyển hóa nương rẫy thành rừng nông lâm kết hợp tại vùng hồ xã Chiềng Lao - huyện Mường La - tỉnh Sơn La

Số trang: 111      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.84 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa nương rẫy thành rừng nông lâm kết hợp, nhằm lồng ghép bảo tồn rừng phòng hộ với cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển bền vững ở vùng hồ thủy điện Sơn La. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đề xuất một số giải pháp chuyển hóa nương rẫy thành rừng nông lâm kết hợp tại vùng hồ xã Chiềng Lao - huyện Mường La - tỉnh Sơn LaBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------------- LÊ THỊ TUYẾT ANH®Ò xuÊt mét sè gi¶I ph¸p chuyÓn hãa n¬ng rÉy thµnh rõng n«ng l©m kÕt hîp t¹i vïng hå x· chiÒng lao – huyÖn mêng la – tØnh s¬n la Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆPNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. PHẠM VĂN ĐIỂN 2. TS. ĐẶNG TÙNG HOA HÀ NỘI, 2009 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hồ thủy điện Sơn La được xây dựng như một hồ đa mục tiêu với 2 mục đíchquan trọng là: Cung cấp 10,2 tỷ KWh/năm, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triểnkinh tế - xã hội ( KT – XH), phục vụ đắc lực công cuộc công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước với nguồn lợi nhuận rất lớn dự kiến là 500 triệu USD/năm; Dự trữ 4 tỷm3 nước và với dung tích điều tiết 5,97 tỷ m 3 có tác dụng phòng lũ về mùa mưa,cung cấp nước tưới về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, vùng ven hồ thủy điện Sơn La – nơi sản xuất “nguồn vàng trắngquý giá” làm giàu cho Tổ quốc trong thời đại mới, nay đang trở thành một trongnhững điểm có nhiều vấn đề bức xúc cả về mặt KT – XH và môi trường. Sau khingăn đập, hầu như toàn bộ đất canh tác nông nghiệp bị ngập nước. Trong đó, vùngven hồ trên địa phận tỉnh Sơn La được xác định là lớn nhất, gồm 17 xã, 145 bản liênquan với tổng diện tích tự nhiên là 1.405.500 ha và 1.080.641 người. Họ phải táiđịnh cư (TĐC) đến nơi ở mới. Rừng tự nhiên còn lại ít ỏi là 239.870 ha, chủ yếu làrừng nghè o kiệt và rừng non đang phục hồi với độ che phủ là 25,7% - còn rất thấpso với yêu cầu, nhất là đối với một tỉnh có độ dốc lớn, mưa tập trung theo mùa, lạicó vị trí là mái nhà phòng hộ cho đồng bằng Bắc b ộ, điều chỉnh nguồn nước chothuỷ điện Hoà Bình... nên việc cấm phá rừng làm nương rẫy ở Sơn La từ lâu đã là“nghiêm lệnh”. Tiếc rằng, điều đó ngày càng không được tuân thủ trong đờithường. Là vùng có thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp nhất cả nước, dưới50.000 đồng/người/tháng, vì cuộc sống trước mắ t, người dân luôn tìm cách “vénrừng”, lấy đất trồng lương thực. Toàn tỉnh có tới 53.000 - 54.000 ha Ngô trồng vàorừng lâm nghiệp và được xếp là nơi “phá rừng trồng Ngô” lớn nhất cả nước. Nhưvậy, một thực trạng quan trọng ở đây là, diện tích rừng ở vùng hồ Sơn La vẫn đangbị giảm xuống, diện tích đất hoang hóa và suy thoái môi trường phát sinh, gia tăng,cuộc sống của người dân vẫn còn khó khăn. Đây thực sự là những nguy cơ trở thànhrào cản đối với sự phát triển toàn vẹn ở lưu vực Đà giang. Liệu rừng có kịp mọc, cókịp lớn để bảo vệ công trình sẽ làm thay đổi cả cuộc sống và thiên nhiên vùng TâyBắc hùng vĩ? 2 Vẫn biết rằng, nương rẫy là một phần không thể thiếu được trong sinh kế củacác cộng đồng vùng cao nước ta. Nhưng để duy trì sự sống bền vững thì vi ệc cảitiến nương rẫy thành hệ sinh thái (HST) có tính ổn định và hiệu quả kinh tế cao hơncũng được thừa nhận như một đòi hỏi tất yếu, phù hợp với xu hướng phát triển vàtiến bộ xã hội. Sẽ là sai lầm khi phủ nhận sự tồn tại của hệ thống nương rẫy nhưnglàm cho nó trở thành một thành viên cấu trúc toàn vẹn và không tách rời của một hệkinh tế - sinh thái có sức sản xuất bền vững hơn chính là lựa chọn khôn ngoan.Trong điều kiện vùng hồ Sơn La, rừng nông lâm kết hợp (NLKH) là một giải pháptỏ ra có tính khả thi và bền vững hơn cả vì nó có thể thể giải quyết được hài hòaxung đột về sinh kế của người dân địa phương với đòi hỏi duy trì và phát triển độche phủ của thảm thực vật rừng. Chiềng Lao là một xã trung tâm của vùng h ồ thủy điện Mường La - Sơn La. Xuhướng chung của vùng hồ nơi đây là diện tích nương rẫy sẽ tiếp tục tăng lên, diệntích rừng sẽ tiếp tục giảm đi dưới tác động của TĐC, gia tăng mật độ dân số và diệntích trồng lúa nước sẽ bị mất toàn bộ khi xây đập. Trong khi, toàn bộ rừng tự nhiênđịa phương là rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà. Do đó, sau khi xây đập, vị thếphòng hộ đầu nguồn của vùng này càng được nâng lên ở tầm quan trọng mới. Việcbảo tồn và phát triển rừng để cung cấp ổn định nguồn nước, ngăn cản quá trình xóimòn, bồi lấp lòng hồ, duy trì công suất và tuổi thọ của công trình thuỷ điện càng trởthành nhu cầu bức thiết. Song, thực tế, các cộng đồng địa phương nơi đây vẫn đangCTNR như một hoạt động chủ yếu nhằm đảm bảo an toàn lương thực. Sự tồn tạicủa nương rẫy không những là sự đặt nhầm chỗ trên vùng đất phòng hộ xung yếuđầu nguồn mà còn là nguyên nhân của nghèo đói, phá rừng và gây suy thoái môitrường. Vì vậy, việc chuyển hoá nương rẫy thành rừng NLKH, vừa phát huy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: