Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh nội thành Hà Nội

Số trang: 70      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.21 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 70,000 VND Tải xuống file đầy đủ (70 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung chính của đề tài là điều tra hiện trạng cây xanh khu vực nội thành Hà Nội. Đánh giá hiện trạng và đặc điểm hệ thống cây xanh. Đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống cây xanh khu vực nghiên cứu. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh nội thành Hà NộiBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THỊ MAIĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÂY XANH NỘI THÀNH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, NĂM 2009BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THỊ MAIĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÂY XANH NỘI THÀNH HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ĐỒNG TẤN HÀ NỘI, NĂM 2009 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sau lần mở rộng địa chính vào ngày 1 tháng 8 năm 2008, Hà Nội trở thànhđô thị lớn thứ hai về dân số với 6.233 triệu người sau thành phố Hồ Chí Minh vàthứ nhất về diện tích đồng thời nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Để xứng đáng là Thủ đô của cả nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xâydựng Hà Nội trở thành một thành phố hiện đại, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá,khoa học kỹ thuật, trung tâm giao dịch quốc tế của cả nước trong thời kỳ côngnghiệp hoá hiện đại hoá. Với định hướng đó ngày 20 tháng 6 năm 1998 Thủ tướngChính phủ đã ra Quyết định 108/1998TTg phê duyệt điều chỉnh tổng thể thủ đô HàNội đến năm 2020. Theo Quyết định này, đến năm 2020 chỉ tiêu sử dụng đất câyxanh, công viên, thể dục thể thao của Thành phố trung bình là 18m2/người. Đây làmột nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với tất cả các cấp các ngành, đặc biệt đối vớingành cây xanh. Trong Hội thảo khai thác hiệu quả công viên - vườn hoa Thành phố Hà Nộidiễn ra ngày 17 tháng 3 năm 2009. PGS-TS Huỳnh Đăng Hy cung cấp số liệu theotổ chức JICA (Nhật Bản, 2006), 10 năm qua, diện tích cây xanh Hà Nội đã giảm đi:Năm 1998 đạt 1,95 m2/người, nay chỉ còn 0,9 m2/người; mật độ cây xanh tại quậnĐống Đa, huyện Gia Lâm chỉ có 0,05 m2/người; So với London (26,9 m2/người)hay New York (29,3 m2/người), Moscow (24 m2/người)... thì tỷ lệ cây xanh ở HàNội còn quá thấp. Không những thiếu, công viên lại phân bố không đều và đặc biệtlà chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng đa năng của cộng đồng. Cây xanh có vai trò quan trọng trong đời sống con người, hệ thống cây xanhtừ lâu được coi như lá phổi, nó có tác dụng cải thiện và bảo vệ môi trường, môisinh. Cây xanh lại càng quan trọng hơn đối với những thành phố lớn, có mật độ dânsố đông và hoạt động công nghiệp phát triển mạnh như Hà Nội hiện nay. Cây xanhmặt nước có vai trò quan trọng trong không gian đô thị, có tác dụng tạo bộ mặt chocảnh quan đô thị, cải thiện môi trường đô thị, đặc biệt là đối với đô thị lớn và đôngdân cư như Hà Nội. Để đảm bảo vai trò cải thiện môi trường và cảnh quan, Hà Nội 2cần thiết phải có kế hoạch, quy hoạch ngắn và dài hạn đầu tư phát triển cây xanh đểxứng đáng với tầm vóc Thủ đô. Hiểu rõ vai trò cây xanh với đô thị nói chung và Hà Nội nói riêng, cùng vớimức cấp thiết của quá trình phát triển cây xanh phù hợp với phát triển chung củaThủ đô, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuấtgiải pháp phát triển hệ thống cây xanh nội thành Hà Nội”. Đề tài tập trung tìm câu trả lời cho các câu hỏi như: Hiện trạng cây xanhThành phố Hà Nội? Cây xanh đô thị Hà Nội đang gặp phải những vấn đề gì? Cácgiải pháp khắc phục? 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 . Vai trò của cây xanh Khác với các hệ sinh thái tự nhiên khác, ngoài hai thành phần cơ bản là hữusinh và vô sinh, hệ sinh thái đô thị còn có thành phần thứ ba đó là thành phần côngnghệ. Nó bao gồm các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất... Thành phần công nghệ có vai trò quyết định và chi phối dòng năng lượngqua hệ sinh thái. Về cấu trúc không gian, hệ sinh thái đô thị gồm có phần trung tâm(nội thành) và vùng ngoại thành. Phần trung tâm là nơi tập trung dân cư lớn nên rấtdễ dẫn đến những thay đổi về môi trường theo chiều hướng xấu có ảnh hưởng đếnsức khoẻ của con người. Mức độ tập trung dân cư càng đông thì nguy cơ thay đổi vềmôi trường càng lớn. Vùng ngoại thành được coi như là vùng đệm chuyển tiếp từ hệsinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái nhân tạo. Do tập trung dân cư đông và côngnghiệp phát triển dẫn đến ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. Nguồn gây ô nhiễmchính là: các phương tiện giao thông, các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất vàrác thải sinh hoạt hàng ngày. Các chất gây ô nhiễm là: bụi, khói, khí độc, các chấtthải, tiếng ồn.... Đối tượng dễ bị ô nhiễm nhất là không khí và nguồn nước. Để bảovệ môi trường, ngoài các biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì cây xanh có vaitrò vô cùng quan trọng vì hệ thống cây xanh có những chức năng sau: Trước hết, hệ thống cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có khảnăng thoát hơi nước găn chặn và lọc bức xạ mặt trời, giữ độ ẩm đất và độ ẩm khôngkhí thông qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm soát gió và lưu thông gió. Cây xanh có tác dụng bảo vệ môi trường: cây xanh có thể giảm thiểu cácchất độc hại trong không khí (CO2, SO2, CO…) và dưới đất (Chì, Sắt, Kẽm…)giảm nồng độ bụi, hạn chế tiếng ồn, giảm nhiệt, tạo đối lưu không khí, sinh nguồngió mát, tăng lượng oxy…Ví dụ câu Hoè hoa vàng rất phù hợp trồng trên đườngphố, mỗi năm 1 cây Hoè có thể giữ được 2.156 tấn bụi trên lá và bụi trên bãi cỏdưới cây có thể lưu lại 1/6 đến 1/3 so với bình thường [15]. 4 Cây xanh có vai trò quan trọng trong ki ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: