Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu bảo tồn quần thể Bò tót (Bos gaurus) và quần thể Tê giác một sừng java (Rhinoceros sondaicus) ở khu vực Cát Lộc, vườn quốc gia Cát Tiên
Số trang: 83
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.97 MB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định hiện trạng quần thể tê giác một sừng java và quần thể bò tót ở khu vực Cát Lộc. Xác định một số đặc điểm sinh thái của tê giác một sừng java và bò tót ở khu vực Cát Lộc. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu bảo tồn quần thể Bò tót (Bos gaurus) và quần thể Tê giác một sừng java (Rhinoceros sondaicus) ở khu vực Cát Lộc, vườn quốc gia Cát TiênBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP BẠCH THANH HẢI NGHIÊN CỨU BẢO TỒN QUẦN THỂ BÒ TÓT (Bos gaurus) VÀQUẦN THỂ TÊ GIÁC MỘT SỪNG JAVA (Rhinoceros sondaicus) Ở KHU VỰC CÁT LỘC, VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học có ý nghĩa sống còn đối với quá trìnhphát triển kinh tế và xã hội của nhân loại, chúng cần được bảo vệ để đáp ứng nhu cầuxã hội ngày nay, cũng như cho các thế hệ mai sau. Một phương thức hợp lý, sángsuốt và đạt hiệu quả nhất để thực hiện công tác này là xây dựng các khu rừng đặcdụng và quản lý hợp lý chúng, đó là cốt yếu để đảm bảo sử dụng lâu bền các nguồntài nguyên thiên nhiên (Jonhsingh, 1994). Các khu rừng đặc dụng đảm bảo cho việcduy trì các hệ sinh thái, các loài, tính đa dạng về gen và các quá trình sinh thái ditruyền. Ngoài ra, chúng còn giúp duy trì tính đa dạng về văn hóa. Các khu rừng đặcdụng cũng đảm bảo cho sự cân bằng hệ sinh thái, duy trì các quy luật nhân tạo và tựnhiên, giúp cho việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, giảm được các thảmhọa môi trường và khôi phục các cảnh quan tự nhiên. Vườn Quốc gia Cát Tiên được xem là điểm nóng về đa dạng sinh học ở ViệtNam và trong khu vực, nổi bật là hệ sinh thái rừng kín ẩm nhiệt đới thường xanh, độcao so với mặt nước biển thấp nhất dưới 115m và cao nhất 626m. Vườn quốc gia CátTiên nằm trong hệ thống các Vùng sinh thái Global 2000 của WWF (các vùng sinhthái có giá trị đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới đồng thời là những điểm nóngvề bảo tồn đa dạng sinh học của thế giới), cũng như trong hệ thống các Khu dự trữsinh quyển (Biosphere Reserves) thuộc Chương trình MAB của UNESCO năm2001. Nhờ vào sự ưu ái của điều kiện tự nhiên, các dạng sinh cảnh và hiệu quả củacác hoạt động bảo tồn, Vườn Quốc gia Cát Tiên đang trở thành một trong những nơitrú ngụ cuối cùng của nhiều loài thú lớn ở Việt Nam như tê giác một sừng Java(Rhinoceros sondaicus), voi châu á (Elephas maximus), bò tót (Bos gaurus) và nhiềuloài khác. Tê giác một sừng java và bò tót là hai loài thú lớn đang bị đe dọa diệt vong caonhất trên thế giới. Loài tê giác chỉ còn tồn tại 2 quần thể nhỏ: quần thể khoảng 60 cá 2thể ở VQG Ujung Kulon (Inđônêxia) và quần thể khoảng 7-8 cá thể ở khu vực CátLộc, VQG Cát Tiên. Danh lục Đỏ của IUCN (2010) xếp tê giác java ở bậc đe dọa caonhất CR (rất nguy cấp), Sách Đỏ Việt Nam (2007) cũng xếp tê giác java ở bậc CR(rất nguy cấp). Về bò tót, Sách Đỏ Việt Nam (2007) xếp bò tót ở cấp độ Nguy cấp(EN). Trên thế giới, Danh lục đỏ IUCN xếp ở loài bò tót ở mức độ Sắp bị đe dọa(VU) [IUCN, 2008]; Bò tót cũng được xếp trong nhóm IB (nghiêm cấm khai thácvà sử dụng vì mục đích thương mại) của Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Khu vực Cát Lộc có tổng diện tích là 27.530ha trước kia là Khu Bảo tồn thiênnhiên Cát Lộc, đến năm 1998, sát nhập vào Vườn Quốc gia Cát Tiên, là một khu vựchiện đang tồn tại cả hai loài thú lớn quý hiếm này (Tê giác java và bò tót). Cát Lộc bịbao bọc xung quanh là các khu dân cư đông đúc, trong đó có nhiều bản làng dân tộcđịa phương (Stiêng, Châu Mạ,...) sống rải rác sâu trong vùng lõi, thường xuyên phárừng làm rẫy, lấn chiếm đất rừng làm nông nghiệp, săn bẫy bắt thú rừng, chăn thả giasúc tự do,… Đây là những đe dọa lớn đối với sự tồn tại của quần thể Tê giác java,quần thể bò tót và nhiều loài sinh vật khác sống trong khu vực. Một nguyên nhân khác gây khó khăn cho bảo tồn các loài thú lớn ở đây là chưacó sự hiểu biết đầy đủ về các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài như: phân bố thựctế, hiện trạng sinh cảnh, các nguyên nhân đe dọa… Chính vì thiếu các thông tin này,đã dẫn đến việc quy hoạch thiếu hoặc sai vùng bảo tồn thích hợp hoặc chưa có đượcsự lựa chọn và đưa ra các giải pháp ưu tiên để quản lý, bảo tồn hiệu quả. Nhận thức được sự cấp thiết và những tồn tại trong nghiên cứu, bảo tồn và pháttriển 2 loài thú lớn đặc biệt quý hiếm nói trên chúng tôi chọn thực hiện đề tài“Nghiên cứu bảo tồn quần thể Bò tót (Bos gaurus) và quần thể Tê giác một sừngjava (Rhinoceros sondaicus) ở khu vực Cát Lộc, VQG Cát Tiên” nhằm cung cấpcác thông tin và hiểu biết đầy đủ hơn về các đặc điểm sinh học, sinh thái của 2 loàinày ở khu vực Cát Lộc, tạo cơ sở cho việc lập kế hoạch bảo tồn lâu dài chúng. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. TỔNG QUAN VỀ LOÀI TÊ GIÁC MỘT SỪNG JAVA1.1.1. Các loài tê giác trên thế giới Trên thế giới có năm loài tê giác khác nhau, hai loài phân bố ở châu Phivà ba loài phân bố ở châu Á. Châu Âu, châu Mỹ và châu Úc không có tê giácsống trong môi trường tự nhiên (Hình 1). Trong suốt thời kỳ Băng Hà mộtphân loài tê giác cổ đại có lông đã từng cư trú trên lục địa châu Âu và châu Á,nhưng chúng đã sớm bị tuyệt chủng. Tê giác một sừng java (Rhinoceros Tê giác hai sừng (Dicerorhinus sondaicus) – phân bố ở châu Á sumatrensis) - phân bố ở châu ÁTê giác một sừng ấn độ Tê giác trắng Tê giác đen(Rhinoceros unicornis) (Ceratotherium simum) (Diceros bicornis) - phân bố ở châu Á - phân bố ở châu Phi - phân bố ở châu Phi Hình 1.1. Các loài tê giác hiện nay trên thế giới Cả năm loài trên đều có nguy cơ bị tuyệt chủng cao và đã được đưa vàoDanh Lục Đỏ của IUCN (Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế). Đặc biệt, sự 4sống còn của hai loài: Tê ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu bảo tồn quần thể Bò tót (Bos gaurus) và quần thể Tê giác một sừng java (Rhinoceros sondaicus) ở khu vực Cát Lộc, vườn quốc gia Cát TiênBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP BẠCH THANH HẢI NGHIÊN CỨU BẢO TỒN QUẦN THỂ BÒ TÓT (Bos gaurus) VÀQUẦN THỂ TÊ GIÁC MỘT SỪNG JAVA (Rhinoceros sondaicus) Ở KHU VỰC CÁT LỘC, VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học có ý nghĩa sống còn đối với quá trìnhphát triển kinh tế và xã hội của nhân loại, chúng cần được bảo vệ để đáp ứng nhu cầuxã hội ngày nay, cũng như cho các thế hệ mai sau. Một phương thức hợp lý, sángsuốt và đạt hiệu quả nhất để thực hiện công tác này là xây dựng các khu rừng đặcdụng và quản lý hợp lý chúng, đó là cốt yếu để đảm bảo sử dụng lâu bền các nguồntài nguyên thiên nhiên (Jonhsingh, 1994). Các khu rừng đặc dụng đảm bảo cho việcduy trì các hệ sinh thái, các loài, tính đa dạng về gen và các quá trình sinh thái ditruyền. Ngoài ra, chúng còn giúp duy trì tính đa dạng về văn hóa. Các khu rừng đặcdụng cũng đảm bảo cho sự cân bằng hệ sinh thái, duy trì các quy luật nhân tạo và tựnhiên, giúp cho việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, giảm được các thảmhọa môi trường và khôi phục các cảnh quan tự nhiên. Vườn Quốc gia Cát Tiên được xem là điểm nóng về đa dạng sinh học ở ViệtNam và trong khu vực, nổi bật là hệ sinh thái rừng kín ẩm nhiệt đới thường xanh, độcao so với mặt nước biển thấp nhất dưới 115m và cao nhất 626m. Vườn quốc gia CátTiên nằm trong hệ thống các Vùng sinh thái Global 2000 của WWF (các vùng sinhthái có giá trị đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới đồng thời là những điểm nóngvề bảo tồn đa dạng sinh học của thế giới), cũng như trong hệ thống các Khu dự trữsinh quyển (Biosphere Reserves) thuộc Chương trình MAB của UNESCO năm2001. Nhờ vào sự ưu ái của điều kiện tự nhiên, các dạng sinh cảnh và hiệu quả củacác hoạt động bảo tồn, Vườn Quốc gia Cát Tiên đang trở thành một trong những nơitrú ngụ cuối cùng của nhiều loài thú lớn ở Việt Nam như tê giác một sừng Java(Rhinoceros sondaicus), voi châu á (Elephas maximus), bò tót (Bos gaurus) và nhiềuloài khác. Tê giác một sừng java và bò tót là hai loài thú lớn đang bị đe dọa diệt vong caonhất trên thế giới. Loài tê giác chỉ còn tồn tại 2 quần thể nhỏ: quần thể khoảng 60 cá 2thể ở VQG Ujung Kulon (Inđônêxia) và quần thể khoảng 7-8 cá thể ở khu vực CátLộc, VQG Cát Tiên. Danh lục Đỏ của IUCN (2010) xếp tê giác java ở bậc đe dọa caonhất CR (rất nguy cấp), Sách Đỏ Việt Nam (2007) cũng xếp tê giác java ở bậc CR(rất nguy cấp). Về bò tót, Sách Đỏ Việt Nam (2007) xếp bò tót ở cấp độ Nguy cấp(EN). Trên thế giới, Danh lục đỏ IUCN xếp ở loài bò tót ở mức độ Sắp bị đe dọa(VU) [IUCN, 2008]; Bò tót cũng được xếp trong nhóm IB (nghiêm cấm khai thácvà sử dụng vì mục đích thương mại) của Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Khu vực Cát Lộc có tổng diện tích là 27.530ha trước kia là Khu Bảo tồn thiênnhiên Cát Lộc, đến năm 1998, sát nhập vào Vườn Quốc gia Cát Tiên, là một khu vựchiện đang tồn tại cả hai loài thú lớn quý hiếm này (Tê giác java và bò tót). Cát Lộc bịbao bọc xung quanh là các khu dân cư đông đúc, trong đó có nhiều bản làng dân tộcđịa phương (Stiêng, Châu Mạ,...) sống rải rác sâu trong vùng lõi, thường xuyên phárừng làm rẫy, lấn chiếm đất rừng làm nông nghiệp, săn bẫy bắt thú rừng, chăn thả giasúc tự do,… Đây là những đe dọa lớn đối với sự tồn tại của quần thể Tê giác java,quần thể bò tót và nhiều loài sinh vật khác sống trong khu vực. Một nguyên nhân khác gây khó khăn cho bảo tồn các loài thú lớn ở đây là chưacó sự hiểu biết đầy đủ về các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài như: phân bố thựctế, hiện trạng sinh cảnh, các nguyên nhân đe dọa… Chính vì thiếu các thông tin này,đã dẫn đến việc quy hoạch thiếu hoặc sai vùng bảo tồn thích hợp hoặc chưa có đượcsự lựa chọn và đưa ra các giải pháp ưu tiên để quản lý, bảo tồn hiệu quả. Nhận thức được sự cấp thiết và những tồn tại trong nghiên cứu, bảo tồn và pháttriển 2 loài thú lớn đặc biệt quý hiếm nói trên chúng tôi chọn thực hiện đề tài“Nghiên cứu bảo tồn quần thể Bò tót (Bos gaurus) và quần thể Tê giác một sừngjava (Rhinoceros sondaicus) ở khu vực Cát Lộc, VQG Cát Tiên” nhằm cung cấpcác thông tin và hiểu biết đầy đủ hơn về các đặc điểm sinh học, sinh thái của 2 loàinày ở khu vực Cát Lộc, tạo cơ sở cho việc lập kế hoạch bảo tồn lâu dài chúng. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. TỔNG QUAN VỀ LOÀI TÊ GIÁC MỘT SỪNG JAVA1.1.1. Các loài tê giác trên thế giới Trên thế giới có năm loài tê giác khác nhau, hai loài phân bố ở châu Phivà ba loài phân bố ở châu Á. Châu Âu, châu Mỹ và châu Úc không có tê giácsống trong môi trường tự nhiên (Hình 1). Trong suốt thời kỳ Băng Hà mộtphân loài tê giác cổ đại có lông đã từng cư trú trên lục địa châu Âu và châu Á,nhưng chúng đã sớm bị tuyệt chủng. Tê giác một sừng java (Rhinoceros Tê giác hai sừng (Dicerorhinus sondaicus) – phân bố ở châu Á sumatrensis) - phân bố ở châu ÁTê giác một sừng ấn độ Tê giác trắng Tê giác đen(Rhinoceros unicornis) (Ceratotherium simum) (Diceros bicornis) - phân bố ở châu Á - phân bố ở châu Phi - phân bố ở châu Phi Hình 1.1. Các loài tê giác hiện nay trên thế giới Cả năm loài trên đều có nguy cơ bị tuyệt chủng cao và đã được đưa vàoDanh Lục Đỏ của IUCN (Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế). Đặc biệt, sự 4sống còn của hai loài: Tê ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên rừng Bảo tồn quần thể Bò tót Quần thể Tê giác một sừng java Bảo vệ động vật hoang dãTài liệu liên quan:
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn Mường Thanh Xa La
136 trang 365 5 0 -
97 trang 330 0 0
-
97 trang 313 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Tìm hiểu xây dựng thuật toán giấu tin mật và ứng dụng
76 trang 302 0 0 -
155 trang 281 0 0
-
115 trang 269 0 0
-
64 trang 265 0 0
-
26 trang 263 0 0
-
70 trang 226 0 0
-
128 trang 223 0 0