Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu các giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất ở huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La

Số trang: 109      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.93 MB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận văn nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất nhằm góp phần ổn định đời sống của người dân, thu hút cộng đồng các dân tộc địa phương vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu các giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất ở huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn LaBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------- CAO ĐÌNH SƠN NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂNTRỒNG RỪNG SẢN XUẤT Ở HUYỆN THUẬN CHÂU - TỈNH SƠN LA CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC MÃ SỐ: 60 62 60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ ĐẠI HẢI Hà Nội - 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nhiều năm gần đây, tài nguyên rừng nhiệt đới ngày càng bị suy giảmnghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiế p đế n sinh thái môi trường và đời số ng củangười dân. Trên thế giới trung bình hàng năm rừng nhiệt đới mất đi khoảng 11 triệuha. Mất rừng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như hạn hán, lũ lụt thường xuyênxảy ra, nạn ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề bức thiết ảnh hưởng không nhỏđến đời sống của con người. Ngày nay biến đổi khí hậu là vấn đề của toàn nhân loạichứ không chỉ riêng của bất cứ một quốc gia nào, chúng ta đang phải trả giá chonhững hành động phá rừng, khai thác quá mức. Theo nhận định của Hội thảo khoahọc về biến đổi khí hậu toàn cầu (Hà Nội, 10/2009) cho rằng Việt Nam là một trongnăm nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu gây ra. Nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi rừng, Chính phủ Việt Nam đã ban hànhnhiều chính sách, áp dụng nhiều giải pháp, đầu tư nhiều chương trình, dự án trồngrừng. Kết quả diện tích rừng ở nước ta đã tăng lên từ 12,1 triệu ha (2004) đến 13,12triệu ha rừng (2008), đô ̣ che phủ đạt 38,7% (Bộ NN & PTNT, 2009), đáp ứng nhucầu về lâm sản, môi trường sinh thái và cảnh quan du lịch. Tuy nhiên, sự quan tâmcủa chúng ta trong thời gian qua tập trung nhiều vào 2 đối tượng là rừng phòng hộvà rừng đặc dụng, rừng trồng sản xuất (RTSX) chưa được quan tâm chú ý nhiều vàthực tiễn sản xuất hiện nay đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải có lời giải đáp, cảvề kỹ thuật, kinh tế, chính sách và thị trường, gây ảnh hưởng trực tiếp tới ngườitrồng rừng. Xuất phát từ thực trạng tài nguyên rừng ngày càng suy giảm ở nước tavà khả năng quỹ đất dành cho phát triển rừng, cùng với những đòi hỏi phải thựchiện cấp quốc gia về sinh thái, môi trường, kinh tế - xã hội, Chính phủ Việt Nam đãcó rất nhiều dự án về phát triển rừng mà gần đây nhất là chương trình 327, Dự ántrồng mới 5 triệu ha rừng. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đặt ra nhiệm vụ phảitrồng 3 triệu ha rừng sản xuất (RSX) giai đoạn 1998 - 2010, tuy nhiên cho đến naychúng ta chưa đạt đươ ̣c kế hoạch đă ̣t ra. Chính vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo trongthời gian tới cần tập trung đẩy mạnh phát triển TRSX. 2 Thuận Châu là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La.Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện theo địa giới hành chính là 153.589,6 ha,trong đó diện tích đất có rừng là 45.518,1 ha, độ che phủ của rừng đạt 36,62%. Tạiđây đã có một số mô hình trồng rừng sản xuất được xây dựng và khá đa dạng, trongđó đặc biệt chú ý tới các mô hình nằm trong các đề tài nghiên cứu phát triển TRSXcó hiệu quả kinh tế và bền vững vùng miền núi phía Bắc; chương trình nghiên cứu,chọn lọc và trồng thâm canh một số loài lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng tại tỉnh SơnLa; chương trình gây trồng và phát triển cây Cao su tại tỉnh Sơn La; chương trìnhtrồng rừng trên đất canh tác nương rẫy và mới nhất hiện nay là các mô hình TRSXdo dự án KFW7 xây dựng với nhiều quan điểm mới thu hút được nhiều tổ chức, hộgia đình vào công tác bảo vệ và phát triển rừng, góp phần xói đói, giảm nghèo, giảiquyết các vấn đề xã hội của huyện. Đây cũng là huyện có nhiều bài học và kinhnghiệm thực tiễn trong việc tổ chức trồng rừng sản xuất. Tuy nhiên, cho đến naychưa có công trình nào đánh giá có hệ thống về TRSX ở huyện Thuận Châu. Việcđánh giá kết quả TRSX nhằm rút ra được những kinh nghiệm giải quyết các vấn đềvề kỹ thuật, kinh tế, chính sách và thị trường, đưa ra được mô hình rừng trồng sảnxuất có triển vọng, bền vững là rất cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu đó, đề tài:Nghiên cứu các giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất ở huyện Thuận Châu -tỉnh Sơn La đặt ra là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 3 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Trên thế giới Để nâng cao năng suất chất lượng và phát triển trồng rừng sản xuất (TRSX),các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới đã tập trung nghiên cứu khá toàn diện vềtất cả các lĩnh vực từ chọn giống và sản xuất giống tốt đã chọn lọc; các khâu kỹthuật trồng rừng; chọn loài cây trồng theo hướng nghiên cứu mở rộng các loài câybản địa bằng cách thuần hóa, di thực để đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người lạiphù hợp với khí hậu của địa phương; nghiên cứu phương thức và phương pháp tạorừng cho công nghiệp; nghiên cứu mở rộng tạo rừng hỗn loài, nhiều tầng để tăng giátrị phòng hộ và môi sinh;… cho tới các chính sách, thị trường và chế biến lâm sản.Có thể nói cho đến nay cơ sở khoa học cho việc phát triển rừng trồng sản xuất ở cácnước phát triển đã được hoàn thiện và đi vào phục vụ sản xuất lâm nghiệp trongnhiều năm qua. 1.1.1. Về giống cây trồng rừng Thành công của công tác TRSX trước hết phải kể đến công tác nghiên cứugiống cây rừng. Từ thế kỷ 18 - 19 đã có những ý tưởng về nghiên cứu lai giống vàsản xuất hạt giống cây rừng cũng như nhân giống sinh dưỡng. Đầu thế kỷ 20 cácnước Bắc Âu như Đức, Thuỵ Điển, Đan Mạch là những nước có nền lâm nghiệpphát triển cũng đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về khảo nghiệm xuất xứ,chọn giống, lai giống, xây dựng vườn giống bằng cây ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: