Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu các tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến – huyện Kim Bôi - tỉnh Hòa Bình

Số trang: 113      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.44 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này góp phần xây dựng các luận cứ khoa học giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn ĐDSH và sinh kế của người dân sống trong và cạnh VQG, KBTTN ở Việt Nam nói chung và ở KBTTN Thượng Tiến nói riêng. Đồng thời, nghiên cứu cũng góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn quan trọng cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng trên cơ sở cộng đồng địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu các tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến – huyện Kim Bôi - tỉnh Hòa Bình BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ---------------------------------- ĐỖ THỊ HƯỜNG NGHIÊN CỨU CÁC TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂNĐỊA PHƯƠNG ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THƯỢNG TIẾN – HUYỆN KIM BÔI -TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ “Tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng trongsự tiến hóa, duy trì hệ thống tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội. Đa dạng sinh họcở nhiều quốc gia trên thế giới đang bị suy giảm nghiêm trọng bởi các hoạt động củacon người. Các khu bảo tồn thiên nhiên( KBTTN) đóng vai trò chủ chốt trong bảotồn đa dạng sinh học và đáp ứng các mục tiêu đa dạng của cộng đồng” [24]. Trong vài thập kỷ qua, để đối phó với các nguy cơ suy giảm đa dạng sinhhọc ngày càng tăng, hệ thống các vườn quốc gia( VQG) và khu bảo tồn( KBT) đãdần được hình thành. Hiện nay trên thế giới có hơn 100.000 KBTTN chiếm 11,7%diện tích đất liền toàn thế giới. VQG chiếm số lượng và diện tích lớn nhất, tiếp đếnlà các KBT loài và sinh cảnh [24]. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện một hệ thốngquản lý phù hợp trên thực tế nhằm hiện thực hóa các lợi ích tiềm năng mà KBTTNcó thể đem lại vẫn còn là thách thức lớn tại rất nhiều nơi trên thế giới, trong đó cóViệt Nam. Những mối đe dọa chính tới KBTTN thường xuất phát từ mâu thuẫngiữa mục tiêu bảo tồn và sinh kế của người dân sống trong và bên ngoài ranh giớiKBTTN. Khi những mâu thuẫn này chưa được xác định và giải quyết, thì nhữngvấn đề cơ bản của bảo tồn khó có thể giải quyết được. Thực tế cho thấy, việc thành lập các KBTTN đã làm mất đi nguồn sống củaphần lớn các cộng đồng dân cư sống trong và gần các KBT và hậu quả là lâu nayvẫn tồn tại tình trạng người dân khai thác trái phép các tài nguyên thiên nhiên [59].Đa số người dân sống trong và gần các VQG, KBT là người nghèo, dân trí thấp, họcho rằng việc thành lập các KBT, VQG không đem lại lợi ích gì cho họ, mà chỉ bịthiệt thòi vì không được tự do khai thác một phần tài nguyên thiên nhiên như trướcnữa [37]. Thêm vào đó, các nguồn thu nhập của người dân ngày càng bị hạn chế dodiện tích canh tác bị thu hẹp, giảm các nguồn thu từ rừng… mà họ chưa có bất cứnguồn sinh kế nào thay thế. Điều đó dẫn đến tác động của người dân tới các tàinguyên rừng ở các VQG, KBT là điều không thể tránh khỏi. KBTTN Thượng Tiến được thành lập theo quyết định số 1242/QĐ-UB ngày09 tháng 10 năm 2000 của UBND Tỉnh Hoà Bình. Đây là một trong những KBTTN 2đa lợi ích lớn nhất của tỉnh Hoà Bình tính đến thời điểm hiện nay. KBTTN ThượngTiến nằm trong khu vực có địa hình gồm nhiều dãy núi lớn, nhỏ, hình vòng cungtạo nên một lưu vực tương đối khép kín; đây là vùng thượng nguồn cung cấp nướccho vùng hạ lưu thuộc hai huyện Kim Bôi và huyện Lạc Thuỷ tỉnh Hoà Bình. Giátrị sinh thái và kinh tế của KBTTN Thượng Tiến đã được khẳng định. Tuy nhiên,hiện nay người dân sinh sống ở vùng đệm KBT thậm chí ngay trong vùng lõi đã vàđang từng ngày, từng giờ tác động tới tài nguyên rừng của khu bảo tồn dưới cáchình thức và mức độ tác động khác nhau. Một câu hỏi lớn đặt ra cho các KBT nóichung và KBTTN Thượng Tiến nói riêng là: Làm thế nào để hài hòa được mục tiêubảo tồn với nhu cầu cuộc sống của người dân sống trong và cạnh các KBT? Để gópphần giải đáp cho câu hỏi trên luận văn tiến hành: “Nghiên cứu các tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừngtại Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến – huyện Kim Bôi – tỉnh Hòa Bình”. 3 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Ở nước ngoài1.1.1. Hiện trạng quản lý các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên và những mẫuthuẫn phát sinh Theo định nghĩa của IUCN đã khẳng định bảo tồn đa dạng sinh học là mụctiêu cơ bản của KBTTN:“Khu bảo tồn thiên nhiên là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển được khoanhvùng để bảo vệ đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và văn hoá đi kèm,được quản lý bằng các công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản lý có hiệu quảkhác” (IUCN 1994 )[24]. Công ước ĐDSH (1992) xác định các KBTTN là công cụ hữu hiệu và có vaitrò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học “tại chỗ”. Tại điều 8 “Bảo tồn tạichỗ” của Công ước có các mục qui đinh rõ các nước tham gia công ước ĐDSH cótrách nhiệm thành lập hệ thống KBTTN, xây dựng các hướng dẫn lựa chọn, thànhlập và quản lý các KBTTN, và quản lý các tài nguyên sinh học bên trong các KBTTN để bảo tồn và sử dụng bền vững [16]. Nguồn gốc của KBTTN “hiện đại” có từ thế kỷ thứ 19. V ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: