Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn

Số trang: 94      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.24 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 94,000 VND Tải xuống file đầy đủ (94 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau: Xác định các cơ sở và phân tích, đánh giá quá trình QHSD đất sản xuất nông nghiệp, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã triển khai tại địa phương để rút ra những thành công, tồn tại và nguyên nhân; đề xuất phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc KạnBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Vũ Thị HiệpNGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ ÂN TÌNH, HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, năm 2009BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Vũ Thị HiệpNGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ ÂN TÌNH, HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Bá Ngãi Hà Nội, năm 2009 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con ngườiđặc biệt là đồng bào sống ở vùng nông thôn miền núi có cuộc sống phụ thuộcnhiều vào rừng.Tuy nhiên trong những thập kỷ qua, vốn rừng của Việt Namđã và đang bị suy giảm nghiêm trọng, nạn khai thác rừng trái phép, đốt phátnương làm rẫy làm cho môi trường sinh thái bị hủy hoại, diện tích đất trốngđồi núi trọc ngày càng tăng. Chính vì vậy, việc quản lý, bảo vệ, khôi phục vàphát triển tài nguyên rừng, phấn đấu hạn chế và tiến tới chấm dứt nạn mấtrừng, nâng cao độ che phủ của rừng là mục tiêu của nhiều quốc gia trong đócó Việt Nam. Việc quy họach, đặc biệt là quy họach bảo vệ và phát triển rừng đã đượcchú trọng và triển khai ở nhiều địa phương và bước đầu đã thu được một sốthành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó còn một số tồn tại như quy họach rừngchưa sâu rộng, tư tưởng của quy họach bảo vệ và phát triển rừng chưa chútrọng đến nhiều mặt liên quan trong sản xuất lâm nghiệp. Mặt khác vấn đềquy họach thường tập trung ưu tiên quy họach cấp quốc gia, tỉnh, huyện mà ítchú ý đến cấp địa phương(xã) cho nên quy họach ở cấp xã cò nhiều vấn đềchưa rõ ràng và cần đưa ra thảo luận. Xã là đơn vị hành chính nhỏ nhất trong hệ thống các đơn vị hành chính ởnước ta, cấp xã có vị trí rất quan trọng trong việc ổn định xã hội và phát triểnkinh tế trên địa bàn nông thôn nói chung và vùng miền núi có đồng bào dântộc thiểu số sinh sống nói riêng, có thể nói xã là cánh tay nối dài của chínhquyền cấp huyện do đó cần hiểu rõ thêm vị trí của cấp xã trong việc quyhọach bảo vệ phát triển rừng tại địa phương. Trong phát triển kinh tế xã hộicủa nông thôn, miền núi nước ta, quy họach bảo vệ và phát triển rừng cấp xãcó sự tham gia của người dân giữ một vị trí hết sức quan trọng nhằm giúpngười dân có kế họach bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng một cách hợp lý, đạthiệu quả cao trên nguyên tắc bền vững, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích kinh tếvới lợi ích xã hội và môi trường sinh thái. Tuy nhiên hiện nay quy họach bảo vệ và phát triển rừng cấp xã đang cònnhiều vấn đề như hạn chế về quan điểm quy họach, phương pháp tiến hành 2lập quy họach, hệ thống chính sách phức tạp, không thống nhất và khó ápdụng cho từng địa phương, sự phân định ranh giới, tiêu chuẩn phân chia cáclọai rừng và đất rừng chưa cụ thể gây khó khăn cho công tác quy họach. Quyhọach bảo vệ phát triển rừng cấp xã chưa có sự thống nhất về mặt quan điểmvà phần lớn các quy họach dựa trên bản đồ hiện trạng và dựa trên sự phânđịnh ranh giới ba lọai rừng và phân bố đất đai mà chưa áp dụng phương phápđánh giá tiềm năng đất đai, nhu cầu và khả năng của thị trường. Hơn nữa việc quy họach bảo vệ và phát triển rừng phần lớn đang đượcthực hiện dựa vào phương pháp từ trên xuống do vậy hạn chế sự tham gia củangười dân. Phương pháp quy họach thường xem nhẹ mối quan hệ tổng hòagiữa các yếu tố liên quan vì vậy thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn khi đề rađịnh hướng, chiến lược phát triển cũng như các giải pháp kinh tế, xã hội và kỹthuật trong quá trình quy họach bảo vệ và phát triển rừng Ân Tình là xã miền núi cao, nằm xa trung tâm huyện Na Rì. Người dânsống hoàn toàn dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, trình độ dân trí thấp, đờisống người dân còn nhiều khó khăn...chính vì lẽ đó vấn đề quản lý, bảo vệrừng cũng như sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng của địa phương còn nhiềubất cập. Mặt khác, xã mới chỉ được tiến hành QHSD đất vào năm 2006, cònvấn đề bảo vệ và phát triển rừng thì chưa hề có một quy hoạch, kế hoạch nào. Trước tình hình thực tế của địa phương và những chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước ta về việc bảo vệ và phát triển rừng. Chúng tôi tiếnhành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quyhọach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn”nhằm góp phần vào ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: