Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên ở một số ô định vị nghiên cứu sinh thái tại vùng Nam Trung Bộ

Số trang: 74      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.25 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu nhằm xác định được đặc điểm cấu trúc của tầng cây cao; xác định được đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh; đề xuất được một số biện pháp quản lý và nuôi dưỡng rừng tự nhiên thuộc đối tượng nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên ở một số ô định vị nghiên cứu sinh thái tại vùng Nam Trung BộBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NINH VĂN TỨ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN Ở MỘT SỐ Ô ĐỊNH VỊ NGHIÊN CỨU SINH THÁI TẠI KHU VỰC NAM TRUNG BỘ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Đồng Nai, 2013BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NINH VĂN TỨ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN Ở MỘT SỐ Ô ĐỊNH VỊ NGHIÊN CỨU SINH THÁI TẠI KHU VỰC NAM TRUNG BỘ CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. VŨ TIẾN HINH Đồng Nai, 2013 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau, rừng tự nhiênnước ta ngày càng bị thu hẹp về diện tích, giảm về chất lượng, đặc biệt tronggiai đoạn từ năm 1980 – 1997, trung bình mỗi năm mất đi khoảng 80.000 ha.Từ năm 1990 trở lại đây, diện tích và độ che phủ của rừng đã được tăng lên liêntục thông qua các dự án, chương trình như: trồng mới 5 triệu ha rừng, 661 vàchương trình bảo vệ 9,3 triệu ha rừng hiện có; nhiều dự án của Chính phủ, củacác tổ chức nước ngoài, như PAM, SIDA…. Như vậy, từ cấp quốc gia cũngnhư ngành lâm nghiệp đã chú trọng tới việc trồng mới và các biện pháp phụchồi rừng tự nhiên. Vùng sinh thái Nam Trung Bộ, rừng bị suy giảm nhanh chóng cả về sốlượng và chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau đã gây ảnh hưởngnghiêm trọng về phát triển kinh tế, phòng hộ, sinh thái môi trường và an ninhquốc phòng. Do đó, cần có sự tác động của con người một cách tích cực chủđộng và hiệu quả nhằm nâng cao độ che phủ và chất lượng rừng. Vì vậy, việcxác định các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp nhằm sử dụng hợp lý tàinguyên rừng trong vùng là nhiệm vụ rất quan trọng. Thực tiễn đã chứng minh rằng các biện pháp phục hồi rừng, quản lý rừngbền vững chỉ có thể giải quyết thỏa đáng khi có sự hiểu biết đầy đủ về bản chấtquy luật cấu trúc của hệ sinh thái rừng. Do đó, nghiên cứu cấu trúc rừng đượcxem là cơ sở quan trọng nhất giúp các nhà lâm nghiệp có thể chủ động trongviệc xác lập các kế hoạch và các biện pháp kỹ thuật tác động chính xác vào rừng,góp phần quản lý và kinh doanh rừng bền vững. Xuất phát từ thực tiễn trên, luận văn: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúcrừng tự nhiên ở một số ô định vị nghiên cứu sinh thái tại vùng Nam TrungBộ” được thực hiện nhằm góp phần bổ sung những hiểu biết về đặc điểm quyluật cấu trúc rừng tự nhiên vùng Nam Trung Bộ; làm cơ sở đề xuất các biệnpháp kỹ thuật lâm sinh góp phần quản lý tài nguyên rừng bền vững. 2 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Theo Husch, B. (1992) cấu trúc là sự phân bố kích thước của loài và cáthể trên diện tích rừng. Cấu trúc lâm phần là kết quả của đặc tính sinh trưởngloài cây, điều kiện môi trường và biện pháp tác động. Cấu trúc rừng vừa là kếtquả, vừa là sự thể hiện quan hệ đấu tranh là thích ứng lẫn nhau giữa các sinhvật rừng với môi trường sinh thái và giữa các sinh vật rừng với nhau [15]. Việc hiểu biết về cấu trúc rừng sẽ đem lại nhiều ý nghĩa khác nhau.Trước hết, đó là thông tin cơ bản để so sánh và phân loại các quần xã thực vậtvới nhau. Thứ hai, cấu trúc quần xã thực vật là kết quả phản ánh mối quan hệqua lại phức tạp giữa các loài cây với nhau, giữa thực vật và các vật sốngkhác, cũng như giữa thực vật và môi trường. Thông qua nghiên cứu cấu trúcquần xã thực vật, nhà lâm nghiệp có thể hiểu được tính chất phức tạp của hệthực vật, các yếu tố và các quan hệ giữa các thành phần quần xã thực vật.Ngoài ra, việc nghiên cứu cấu trúc rừng còn cho phép nhận được nhiều chỉdẫn tốt về sinh thái của quần xã thực vật. Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đãquan tâm đến vấn đề này nhằm xây dựng cơ sở khoa học phục vụ kinh doanhrừng hợp lý, có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu kinh tế và môi trường sinh thái.Theo quy luật tự nhiên, để tồn tại, cây rừng cần một diện tích dinh dưỡng nhấtđịnh, số lượng cây quá nhiều làm gia tăng sự cạnh tranh, một bộ phận cây cóthể bị đào thải và tự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và già cỗi, hiện tượng đóchính là biểu hiện quy luật tự cân bằng cấu trúc sinh học của nó. Nhưng trongthực tế, rừng bị chặt phá làm cho tài nguyên rừng có xu hướng giảm nghiêmtrọng, nguy cơ mất rừng đã và đang diễn ra hết sức khống liệt. Chính vì vậy,các nhà lâm nghiệp tập trung nghiên cứu những đặc điểm cấu trúc lâm phầnnhằm đề xuất phương án quản lý rừng theo hướng bền vững. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: