Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai

Số trang: 97      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.58 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 97,000 VND Tải xuống file đầy đủ (97 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn "Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai" đã được thực hiện nhằm góp phần bổ sung những hiểu biết về cấu trúc và tái sinh tự nhiên của quần xã thực vật rừng ở khu vực làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển bền vững hệ sinh thái rừng tại Bảo tồn Thiên nhiên – Văn Hóa Đồng Nai, hiện đã được xác định là Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng NaiBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------ NGUYỄN TIẾN DUY NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA MỘT SỐ QUẦN XÃ THỰC VẬT RỪNGTẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội - 2011BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------ NGUYỄN TIẾN DUY NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA MỘT SỐ QUẦN XÃ THỰC VẬT RỪNGTẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Lâm Học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. BÙI THẾ ĐỒI Hà Nội - 2011 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu cấu trúc và tái sinh rừng là một trong những nhiệm vụ quantrọng trong lâm nghiệp. Việc nghiên cứu cấu trúc và tái sinh rừng nhằm mụcđích duy trì rừng như một hệ sinh thái ổn định, có sự hài hòa của các nhân tốcấu trúc, lợi dụng tối đa mọi tiềm năng của điều kiện lập địa và phát huy tốiđa các chức năng có lợi của rừng cả về kinh tế - xã hội và sinh thái. Trên quan điểm sinh thái, cấu trúc rừng thể hiện rõ nét mối quan hệ qualại giữa các thành phần của hệ sinh thái rừng và giữa chúng với môi trường.Do vậy, để phát triển bền vững hệ sinh thái rừng đòi hỏi phải nắm bắt đượcđặc điểm của nó, trong đó, đặc điểm cấu trúc và tái sinh của rừng là quantrọng. Tuy vậy, cho đến nay những nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh rừng vẫnchưa thể bao quát cho mọi khu rừng, chưa thể làm nổi bật những điển hình và đặcthù của mọi loại hình rừng ở một khu vực cụ thể, để từ đó có thể đề xuất nhữngbiện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp tác động vào rừng nhằm đem lại hiệu quảtổng hợp của rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên ở những khu vực chịu sự tác động vớicường độ khác nhau của con người. Do thiếu những nghiên cứu cơ bản và tính hệ thống về cấu trúc và táisinh rừng, người ta chưa đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để tác động vào rừng,cho nên giải pháp kỹ thuật áp dụng cho rừng tự nhiên hiện nay chủ yếu làkhoanh nuôi bảo vệ. Điều này cũng đang xảy ra ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên -Văn hóa Đồng Nai. Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai là một khu vực đã đượccác nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá có mức độ đa dạng sinh họccao và chứa đựng nhiều tiềm năng. Có rất nhiều loài không chỉ có giá trị vềmặt kinh tế mà còn về bảo tồn, nghiên cứu khoa học. Rất nhiều loài, đặc trưngcho địa phương và là loài đặc hữu của Việt Nam mà trên thế giới không có.Tuy nhiên, ở vùng đệm, các đặc điểm này của rừng không được duy trì do 2rừng đã bị tác động, đặc biệt là việc khai thác không đúng quy trình kỹ thuật,khai thác không bền vững làm cho rừng bị suy giảm cả về diện tích và chấtlượng. Sau khi bị tác động, khả năng phục hồi rừng gặp nhiều khó khăn; cấutrúc rừng bị phá vỡ, tái sinh rừng bất lợi… Trong khi đó, giải pháp duy nhấthiện nay chỉ là khoanh nuôi phục hồi rừng. Điều này dẫn đến quá trình phụchồi rừng diễn ra rất chậm chạp, khó đáp ứng được các mục tiêu đặt ra nhưphòng hộ hoặc sản xuất. Để góp phần giải quyết một phần tồn tại nêu trên, đề tài “Nghiên cứuđặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tạiKhu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai” đã được thực hiện nhằm gópphần bổ sung những hiểu biết về cấu trúc và tái sinh tự nhiên của quần xãthực vật rừng ở khu vực làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triểnbền vững hệ sinh thái rừng tại Bảo tồn Thiên nhiên – Văn Hóa Đồng Nai, hiệnđã được xác định là Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Trên thế giới1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng1.1.1.1. Quan niệm về cấu trúc rừng Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài mối quan hệ qua lại bêntrong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường sống. Nghiêncứu cấu trúc rừng để tìm hiểu những mối quan hệ sinh thái bên trong của quầnxã, từ đó có cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp, là rất cầnthiết. [23] Quần xã thực vật rừng (QXTVR) là một tập hợp gồm các quần thể thực vậtrừng cùng sống trong một vùng lãnh thổ (hay sinh cảnh) nhất định, được hìnhthành trong quá trình lịch sử lâu dài, chúng có liên hệ với nhau bởi những đặctrưng chung về mặt sinh thái học. Các đặc trưng đó là của chung quần xã, khô ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: