Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm Khu hệ chim tại Khu bảo tồn thiên nghiên Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh

Số trang: 83      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.31 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là đánh giá tính đa dạng của khu hệ chim ở KBTTN Kẻ Gỗ; đánh giá tình trạng và phân bố của các loài chim, đặc biệt là các loài chim ưu tiên bảo tồn tại KBTTN Kẻ Gỗ; đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn các loài chim tại KBTTN Kẻ Gỗ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm Khu hệ chim tại Khu bảo tồn thiên nghiên Kẻ Gỗ - Hà TĩnhBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP BÙI HÙNG TRỊNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ CHIM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KẺ GỖ - HÀ TĨNH Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.VŨ TIẾN THỊNH Hà Nội, 2011 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ động vật nói chung và chim nói riêng có vai trò to lớn không chỉ đốivới tự nhiên mà còn đối với cuộc sống của con người. Lớp chim chiếm một sốlượng lớn trong giới động vật. Hiện nay trên thế giới có khoảng 10.000 loàichim riêng, ở Việt nam có gần 900 loài (Nguyễn Cử et al., 2005). Các loài chim là một thực thể nằm trong chuỗi thức ăn của tự nhiên, dovậy chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính đa dạng sinh học vàcân bằng sinh thái. Tính đa dạng về các loài chim đã góp phần giúp cho hệsinh thái luôn được cân bằng. Bên cạnh đó, cùng với côn trùng, chim còn gópphần không nhỏ trong việc thụ phấn cho hoa phát tán hạt giống, tạo điều kiệncho nhiều loài thực vật tồn tại, phát triển và mở rộng vùng sống, góp phần vàosự tồn tại và phát triển hệ thực vật trên trái đất. Đối với xã hội loài người thì các loài chim là một trong những nguồncung cấp thực phẩm quan trọng trong đời sống hàng ngày. Cũng chính từ vaitrò đó mà nhiều loài chim đã được thuần dưỡng và trở thành các loài vật nuôiquen thuộc phục vụ nhu cầu của con người như: Thực phẩm Gà, Đà điểu,Công, Trĩ, Yến...Ngoài ra, các loài chim còn cung cấp cho con người nhiềugiá trị quan trọng khác. Chim là một động vật nuôi làm cảnh phổ biến tạinhiều quốc gia hiện nay, đặc biệt tại Việt Nam. Nhiều loài đã được con ngườikhai thác, sử dụng và trở thành những mặt hàng thương mại mang lại giá trịkinh tế cao như Công, Sáo, Yểng, Vẹt. Tuy nhiên, cũng giống như các loài sinh vật khác trên trái đất, các loàichim đang phải đối mặt với nhiều thách thức cho sự tồn tại và phát triển. Khuhệ chim tại nhiều khu vực đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng, nhiềuloài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là các loài quý hiếm.Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều loài quý hiếm đang bị khai thác quá mức.Giá trị to lớn mà các loài chim mang lại cho con người. Hơn nữa, các loàichim rất nhạy cảm với những tác động của con người và biến đổi của môi 2trường sống. Chương trình BirdLife quốc tế đã công bố đánh giá hàng nămvề tình trạng các loài chim trên toàn cầu. Theo đánh giá năm 2005, tổng sốloài đang bị đe doạ tuyệt chủng là 1.212. Nếu cộng với số loài sắp bị đe doạtuyệt chủng thì con số này lên tới 2.000 loài, chiếm hơn 20% tổng số 9.775loài chim trên toàn cầu. Ở Việt Nam, có 72 loài chim hiện đang bị đe dọa vàsắp bị đe dọa tuyệt chủng ở mức độ toàn cầu (SĐ IUCN 2010). Trong đó, có51 loài đã được khẳng định thường xuyên có phân bố với số lượng đáng kể ởít nhất ở một vùng chim quan trọng của Việt Nam, số còn lại có hiện diệnnhưng chưa xác định được có thường xuyên cư trú hay không. Đây thực sự làmột thách thức rất lớn trong việc bảo tồn các loài chim nói riêng và tính đadạng sinh học nói chung tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) kẻ gỗ được thành lập để bảo tồn hệsinh thái rừng đặc trưng cho vùng núi thấp vùng miền Trung. Khu bảo tồn lànơi cứ trú của nhiều loài chim ưu tiên bảo tồn như Gà lôi lam Hà Tĩnh(Lophura hatinhensis), Ngan cánh trắng (Cairina scutulata), Trĩ sao(Rheinardia ocellata). Do có tầm quan trọng trong công tác bảo tồn chim,KBTTN Kẻ Gỗ đã được công nhận là một trong số các vùng chim quan trọngtại Việt Nam (Tordoff et al. 2002). Tuy nhiên, những thông tin về thành phầnloài chim còn thiếu và tản mạn bởi từ năm 1995 đến nay chưa có đợt điều tranào về khu hệ chim ở KBTTN Kẻ Gỗ. Vì vậy, điều tra xác định thành phầnloài chim tại KBTTN Kẻ Gỗ là cần thiết. Kết quả của đợt điều tra sẽ khẳngđịnh sự có mặt hay vắng mặt của các loài chim nơi đây, đặc biệt là các loàiquý hiếm. Đây là nguồn thông tin cơ bản giúp định hướng cho các hoạt độngtiếp theo nhằm bảo tồn đa dạng sinh học chim tại KBTTN Kẻ Gỗ. Do vậy, đểgóp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và bảo tồn khu hệ chim nóichung và tài nguyên đa dạng sinh học nói riêng tại Khu bảo tồn thiên nghiênKẻ Gỗ, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm Khu hệ chim tại Khu bảotồn thiên nghiên Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh”. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀ I LIỆU1.1. Nghiên cứu Chim ở Đông Dương Đã từ lâu, Đông Dương với cảnh quan thiên nhiên phong phú đã đượcnhiều nhà Điểu học chú ý đến. Việc nghiên cứu các loài Động vật hoang dãđặc biệt là chim trên lãnh thổ Đông Dương đã có lịch sử hơn 100 năm và đãcó nhiều nhà sinh học nước ngoài đến đây nghiên cứu. Mặc dù vậy, cho đếnnay những hiểu biết về động vật Đông Dương nói chung và chim nói riêngvẫn còn bị hạn chế. Tài liệu chim đầu tiên là bản mô tả các loài Gà rừng(Gallus galus) của Linne với tiêu bản bắt được ở đảo Côn Lôn (Linne, 1758Sysema naturae ,1,tr.158). Sau đó 30 năm, năm 1788 Gomolanh mô tả loàithứ 2 bắt được ở Đông Dương, đó là một loài chim xanh nam bộ (Chloropsiscochinchinensis) (Gmelin, 1788). Vào khoảng giữa thế kỷ thứ XIX một vàiloài chim khác ở Đông Dương được mô tả . Sau khi xâm chiếm ở miền nam Đông Dương người Pháp bắt đầuchú ý đến việc nghiên cứu thiên nhiên vùng này. Mặc dù vào thời gian đầuhọ không tổ chức một cuộc sưu tầm nào lớn, nhưng đến năm 1862 đến năm1874 nhiều đợt nghiên cứu Chim khá quy mô do các nhà tự nhiên học nghiệpdư đã sưu tầm một mẫu vật rấ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: