Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thử nghiệm nhân giống loài cây Nhàu (Morinda citrifolia L.) tại vùng đệm VQG Bạch Mã

Số trang: 81      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.51 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Phí tải xuống: 81,000 VND Tải xuống file đầy đủ (81 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học thử nghiệm nhân giống bằng hạt và kỹ thuật gây trồng loài cây Nhàu tại vùng đệm VQG Bạch Mã, làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây này ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thử nghiệm nhân giống loài cây Nhàu (Morinda citrifolia L.) tại vùng đệm VQG Bạch MãBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------------- LƯU VĂN HOÀNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ THỬ NGHIỆM NHÂN GIỐNG LOÀI CÂY NHÀU ( Morinda citrifolia L.) TẠI VÙNG ĐỆM VQG BẠCH MÃ Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thế Đồi Hà Nội, 2013BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------------- LƯU VĂN HOÀNHNGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ THỬ NGHIỆM NHÂN GIỐNG LOÀI CÂY NHÀU ( Morinda citrifolia L.) TẠI VÙNG ĐỆM VQG BẠCH MÃ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2013 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Với điều kiện khí hậu và địa hình đa dạng đặc thù, là nơi gặp gỡ của haitrung tâm giàu loài nhất thế giới: Trung Quốc và Inđônêxia, hệ thực vật nướcta có thành phần loài mang cả yếu tố thực vật nhiệt đới ẩm Inđônêxia –Malayxia, yếu tố thực vật nhiệt đới gió mùa, thực vật ôn đới nam Trung Hoa.Nước ta hiện có tới 10386 loài thuộc 2257 chi và 305 họ, chiếm 4% tổng sốloài, 15% tổng số chi và 57% tổng số họ của toàn thế giới. Tiềm năng của thảm thực vật nước ta thật là lớn. Càng đi sâu tìm hiểu vềrừng, chúng ta càng cảm thấy tự hào và có trách nhiệm ứng dụng khoa học, kỹthuật vào nghiên cứu, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này. Tuynhiên, một thực trạng đáng lo ngại ở nước ta là việc áp dụng này còn nhiều hạnchế. Trong khi đó, nạn phá rừng ngày càng tăng, thiên tai xẩy ra thườngxuyên, khai thác dược liệu bừa bãi, chưa có kế hoạch tái sinh phát triển, nhiềuloài cây thuốc quý mọc tự nhiên đã và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủnglàm cho vốn đa dạng sinh học cây thuốc ngày càng bị cạn kiệt. Từ nhữngnguyên nhân trên, việc nghiên cứu để đưa ra các biện pháp nhân giống nhằmphục vụ cho công tác gây trồng và bảo tồn cây thuốc là rất cần thiết. Tài nguyên cây thuốc đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏevà chữa bệnh, đặc biệt ở các nước đang phát triển lại có truyền thống lâu đờivề sử dụng cây cỏ làm thuốc. Theo thống kê của Viện dược liệu Việt Nam, đãphát hiện và sử dụng 1863 loài thuộc 238 họ, thu thập được 8000 tiêu bản của1296 loài. Qua đó cho thấy, việc nghiên cứu về các cây thuốc, bài thuốc đãđược quan tâm chú ý. Vườn Quốc gia (VQG) Bạch Mã được xem là một trong các vùng sinhthái đặc biệt, là nơi giao lưu của hai miền Nam – Bắc, là trung tâm đa dạngsinh học và là một trong những địa bàn phân bố của nhiều loài thực vật độc đáo,quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ [8]. 2 Nhàu (Morinda citrifolia L.) là cây dược liệu quý đa tác dụng vì hầuhết các bộ phận của cây đều có thể làm thuốc. Theo kết quả nghiên cứu củaDuke JA (1992), trong cây và quả Nhàu có 23 hoạt chất khác nhau, 5 loạiVitamin và 3 loại khoáng chất. Kết quả nghiên cứu của Neil Solomon cùng40 tác giả khác (1999 - 2001) cũng cho thấy trong cây Nhàu (Noni) có tới200 hoạt chất khác nhau, trong đó có cả các Vitamin A, C, E, B1, B2, Niacin,B6, acid Folic, B12, Biotin, acid Pantothenic và các chất khoáng bao gồm:Fe, P, Mg, Cu, Zn, Cr, Mn, Na, K, Ca,....Đặc biệt hợp chất prexonine khi kếthợp với một số enzym có trong dạ dày sẽ sinh ra năng lượng và giúp cho tếbào phát triển hoàn hảo hơn. Ở Việt Nam theo tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” củaGS Đỗ Tất Lợi - Nhà xuất bản Y học (2004) và “Những cây thuốc và độngvật làm thuốc” của Viện Dược liệu - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật(2006), cây Nhàu và quả Nhàu đã được sử dụng lâu đời để chữa cao huyết áp,viêm khớp, nhức mỏi, đau lưng, điều kinh, lợi tiểu, chữa vết thương, trị giunsán, chữa lỵ, ho, sốt và đái đường.... Do có nhiều giá trị về dược liệu và nhu cầu sử dụng ngày một cao nêncây Nhàu đã và đang bị khai thác quá mức trong tự nhiên. Chính vì vậy, việcNghiên cứu đặc điểm sinh học và thử nghiệm nhân giống loài cây Nhàu(Morinda citrifolia L ) tại vùng đệm VQG Bạch Mã” đã được thực hiệnnhằm góp phần làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển là rất cầnthiết, có ý nghĩa cả khoa học và thực tiễn cao. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Trên thế giới1.1.1. Phân loại Cây Nhàu có tên khoa học là Morinda citrifolia L. thuộc họ Cà phê(Rubiaceae), Bộ Long đởm (Gentianales) Tên nước ngoài: Great morinda, Indian Mulberry (India), Dog Dumpling(Barbados), Mengkudu (Malaysia), Tahiti Noni (Ameraca). Phân loại khoa học Giới (Regnum): Plantae Bộ (ordo): Gentianales Họ (familia): Rubiaceae Chi (genus): Morinda Loài (species): Morinda citrifolia L.1.1.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn cây thuốc trên thế giới Từ xa xưa, tìm hiểu lịch sử dùng các loài cây làm thuốc của các dân tộctrên thế giới đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra những bằngchứng xác thực. Trong cuốn “Lịch sử liên đại cây cỏ” ấn hành năm 1878,Charles Pikering đã chỉ rõ: Ngay từ năm 4271 trước Công nguyên (TCN)người dân khu vực Trung Cận Đông đã sử dụng nhiều loại cây, cỏ để làmlương thực và chữa bệnh [32]. Trải qua nhiều thế kỷ, các cộng đồng ngườitrên khắp thế giới đã phát triển những phương thuốc cổ truyền của họ, làmcho các loài cây thuốc và công dụng của chúng trở nên có ý nghĩa. Các kinhnghiệm dân gian về sử dụng cây thuốc chữa bệnh được nghiên cứu ở c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: