Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái - sinh trưởng của loài Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) tại tỉnh Hoà Bình và Hà Giang

Số trang: 112      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.52 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 112,000 VND Tải xuống file đầy đủ (112 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài này được thực hiện nhằm đề xuất được một số ứng dụng trong phát triển Mây nếp: xác định nhanh tuổi cây, chọn điều kiện lập địa thích hợp cho trồng Mây nếp, chọn biện pháp kỹ thuật che sáng và bón phân hợp lý cho Mây nếp ở giai đoạn vườn ươm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái - sinh trưởng của loài Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) tại tỉnh Hoà Bình và Hà GiangBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------------------------------- TRẦN KHOA PHƯƠNGNGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI - SINH TRƯỞNG CỦALOÀI MÂY NẾP (CALAMUS TETRADACTYLUS HANCE) TẠI TỈNH HOÀ BÌNH VÀ HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội - 2010BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------------------------------- TRẦN KHOA PHƯƠNGNGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI - SINH TRƯỞNG CỦALOÀI MÂY NẾP (CALAMUS TETRADACTYLUS HANCE) TẠI TỈNH HOÀ BÌNH VÀ HÀ GIANG Ngành: Lâm học Mã ngành: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN ĐIỂN Hà Nội - 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu đặc điểm sinh thái - sinh trưởng của loài cây rừng có ýnghĩa lớn trong sản xuất lâm nghiệp. Kết quả thu được sẽ giúp cho việc xácđịnh ảnh hưởng của những nhân tố chủ yếu đến sự tồn tại, phân bố và sinhtrưởng của cây. Từ đó làm cơ sở khoa học cho việc chọn lựa điều kiện lập địa,đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp với từng giai đoạn sinhtrưởng, góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng của cây trồng. Ở nước ta, mây là lâm sản ngoài gỗ được xếp hàng thứ ba sau gỗ và trenứa. Do đặc tính bền, bóng đẹp, dẻo, dễ uốn, nên mây là nguồn nguyên liệuđược dùng để làm nhiều mặt hàng như làm đồ gia dụng, bàn ghế, trang trí, sảnphẩm mỹ nghệ xuất khẩu rất được ưa chuộng. Việt Nam có trên 30 loài mây, phân bố rộng khắp ở 8 vùng sinh thái(Phạm Văn Điển, 2006) [7]. Đây là một tiềm năng lớn của tài nguyên rừngViệt Nam, có vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất và xuất khẩu. Nhiềuloài là yếu tố xoá đói giảm nghèo và đóng góp tích cực vào sinh kế cho cáccộng đồng vùng cao, trong đó có loài Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance)- một nguồn nguyên liệu quan trọng cho việc duy trì và phát triển các làngnghề thủ công mỹ nghệ. Ngày nay, việc phát triển loài cây này đã được nhậnthức như một lựa chọn có triển vọng trong kinh doanh rừng theo hướng chothu nhập sớm và có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên Mây nếp đã bị cạn kiệt cùng với sự suythoái nghiêm trọng của tài nguyên rừng. Một trong những nguyên nhân trựctiếp dẫn đến tài nguyên này bị cạn kiệt là do thiếu thông tin về đặc điểm củaloài. Người ta không thể bảo vệ, phát triển hoặc gây trồng mây nếu không biếtcác đặc điểm sinh trưởng, sinh thái của loài và mối quan hệ giữa chúng, ngaycả khi có giống tốt. 2 Trong những năm gần đây, việc gây trồng các loài mây đã được quantâm đầu tư, trong đó loài Mây nếp đã được trồng ở nhiều nơi như: Thái Bình,Hà Nội, Hưng Yên, Hoà Bình, Hải Dương, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,Lâm Đồng… Tuy nhiên, do ít quan tâm về đặc điểm sinh thái - sinh trưởngnên hiệu quả đầu tư chưa cao. Đặc biệt việc đánh giá tác động của các nhân tốsinh thái, sức sinh trưởng của Mây nếp, nắm rõ các đặc điểm sinh trưởng vàphát triển, cũng như việc lựa chọn lập địa gây trồng của loài vẫn còn hạn chếnên chưa đủ cơ sở khoa học cho việc trồng thâm canh Mây nếp trên quy môlớn. Vì vậy, nghiên cứu về đặc điểm sinh thái - sinh trưởng của loài cây này làhết sức cần thiết, làm cơ sở để đưa ra những biện pháp kỹ thuật tác động hợplý cho trồng thâm canh nguyên liệu Mây nếp dưới tán rừng trồng và rừng tựnhiên theo hướng có hiệu quả cao và bền vững. Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái -sinh trưởng của loài Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) tại tỉnh HoàBình và Hà Giang đã được lựa chọn và triển khai thực hiện. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Ở ngoài nước1.1.1. Thành quả nghiên cứu1.1.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái - sinh trưởng cây rừng Theo tổng hợp các kết quả nghiên cứu ở các nước vùng nhiệt đới, tổchức Nông lương thế giới (FAO, 2004) đã chỉ ra rằng, khả năng sinh trưởngcủa rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rấtrõ vào 4 nhân tố chủ yếu có liên quan tới điều kiện lập địa là: khí hậu, địahình, loại đất và hiện trạng thực bì, điển hình là các công trình nghiên cứu củaLaurie (1974), Julian Evans (1974), 1992) [27, 28], Pandey (1983) [34],Golcalves J.L.M và cộng sự (2004) [30]. FAO (1979), đã xuất bản cẩm nang hướng dẫn “Đánh giá đất đai chonông nghiệp nhờ nước trời” ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: