Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc trưng lâm học của thảm thực vật tự nhiên trên rú cát ven biển tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Số trang: 103      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.61 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá đặc điểm cấu trúc và lập danh lục thảm thực vật tự nhiên rú cát ven biển huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển bền vững thảm thực vật tự nhiên trên vùng cát tại nơi nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc trưng lâm học của thảm thực vật tự nhiên trên rú cát ven biển tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng TrịBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ CHÍ NGHĨA NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG LÂM HỌC CỦA THẢM THỰC VẬT TỰ NHIÊN TRÊN RÚ CÁT VEN BIỂN TẠI HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội - 2011BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ CHÍ NGHĨA NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG LÂM HỌC CỦA THẢM THỰC VẬT TỰ NHIÊN TRÊN RÚ CÁT VEN BIỂN TẠI HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: LÂM HỌC Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn Hà Nội, 2011 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 500.000 ha cát ven biển, rú cát là một hiệntượng độc đáo với thảm thực vật tự nhiên trên cát ở vùng khí hậu khô hạn và khắcnghiệt, cần được đầu tư, nghiên cứu để đánh giá về giá trị khoa học, kinh tế, xãhội, môi trường và có những chiến lược cho việc bảo tồn và sử dụng. Tuy chưađược điều tra nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ, nhưng những điều tra bướcđầu cho thấy rú cát tại xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị chứa đựng tàinguyên đa dạng sinh học hiếm có của hệ sinh thái vùng cát biển của vùng khí hậukhô nóng của Việt Nam. Rú cát là những quần xã thực vật tự nhiên, xuất hiện và phát triển hằngtrăm năm về trước, qua thời gian năm tháng, chúng đã chịu nhiều tác động tiêucực của thiên tai và con người, dần dần diễn thế dật lùi, suy thoái chất lượng vàgiảm thiểu thành phần loài. Tuy thế, nó vẫn là những tài nguyên vô giá của địaphương. Tác dụng to lớn của rú cát đã được người dân vùng cát tổng kết qua thànhngữ rú tàn, làng mạt. Ai có thâm nhập thực tế mới thấy hết ý nghĩa của thànhngữ dân gian đó. Hệ sinh thái vùng cát ven biển được xem là một trong những hệ sinh tháikém ổn định và dễ bị tổn thương nhất nhưng đây đồng thời cũng là hệ sinh thái cóvai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng đới bờ trước những hiểm họa của thiêntai và biến đổi khí hậu. Vĩnh Tú là xã thuộc vùng cát ven biển của huyện Vĩnh Linh, tỉnh QuảngTrị với diện tích rú cát khoảng 450 ha, với thảm thực vật tự nhiên “đa loài, nhiềutầng”, chứa đựng nguồn tài nguyên đa dạng sinh học khá phong phú và đặc thùcủa hệ sinh vùng cát ven biển của Việt Nam. Hiện tại vùng rú cát này đóng vai tròrất lớn đối với đời sống người dân địa phương như cung cấp nguồn nước tưới choruộng lúa, giảm tốc độ gió bảo, hạn chế cát bay cát nhảy, chống xói mòn, chống samạc hóa, điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái… 2 Đề tài Nghiên cứu đă ̣c trưng lâm học của thảm thực vật tự nhiên trênrú cát ven biể n ta ̣i huyê ̣n Vin ̃ h Linh, tỉnh Quảng Trị Nhằm góp phần bổ sung những thông tin mới về đă ̣c điể m cấ u trúc, xâydựng danh lục thảm thực vâ ̣t rú cát làm cơ sở cho việc bảo tồn, khôi phục và sửdụng hiệu quả môi trường và tài nguyên rú cát trên địa bàn. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Trên thế giới1.1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật1.1.1.1. Khái niệm về thảm thực vật Thảm thực vật (vegetation) là khái niệm rất quen thuộc, có nhiều nhà khoahọc trong và ngoài nước đưa ra các định nghĩa khác nhau. Theo J.Schmithusen(1959) thì thảm thực vật là lớp thực bì của trái đất và các bộ phận cấu thành khácnhau của nó. Thái Văn Trừng (1978) [25] cho rằng thảm thực vật là các quần hệthực vật phủ trên mặt đất như một tấm thảm xanh. Trần Đình Lý (1998) [15] chorằng thảm thực vật là toàn bộ lớp phủ thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớpphủ thảm thực vật trên toàn bộ bề mặt trái đất. Thảm thực vật là một khái niệmchung chưa chỉ rõ đối tượng cụ thể nào. Nó chỉ có ý nghĩa và giá trị cụ thể khi cóđịnh nghĩa kèm theo như: thảm thực vật cây bụi, thảm thực vật rừng ngập mặn…1.1.1.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật H.G. Champion (1936) khi nghiên cứu các kiểu rừng Ấn Độ - Miến Điện đãphân chia 4 kiểu thảm thực vật lớn theo nhiệt độ đó là: nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đớivà núi cao. J. Beard (1938) đưa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp (quần hợp, quần hệ vàloạt quần hệ). Ông cho rằng rừng nhiệt đới có 5 loạt quần hệ: loạt quần hệ rừngxanh từng mùa; loạt quần hệ khô thường xanh; loạt quần hệ miền núi; loạt quần hệngập từng mùa và loạt quần hệ ngập quanh năm. Maurand (1943) [28] nghiên cứu về thảm thực vật Đông Dương đã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: