Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đánh giá giá trị bảo tồn khu hệ thú, xác định các tác nhân đe doạ và đề xuất giải pháp quản lý bảo tồn khu hệ thú ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn

Số trang: 66      Loại file: pdf      Dung lượng: 814.77 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định thành phần loài và các loài có giá trị bảo tồn cao của khu hệ thú ở khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên. Xác định các nhân tố đe doạ đối với khu hệ thú tại khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên. Đề xuất các giải pháp để quản lý có hiệu quả tài nguyên thú nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung tại khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đánh giá giá trị bảo tồn khu hệ thú, xác định các tác nhân đe doạ và đề xuất giải pháp quản lý bảo tồn khu hệ thú ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ ANH TÙNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ BẢO TỒN KHU HỆ THÚ, XÁC ĐỊNH CÁC TÁC NHÂN ĐE DỌA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO TỒN KHU HỆ THÚ Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN, TỈNH LẠNG SƠN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG MÃ SỐ: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Xuân Đặng HÀ NỘI - 2010 1 MỞ ĐẦU Rừng đặc dụng (RĐD) Hữu Liên có tên trong Quyết định 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) với diện tích 3.000 ha, nhằm mục tiêu bảo tồn loài hươu xạ và hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi. Năm 1990 dự án đầu tư thành lập KBTTN Hữu Liên được xây dựng đề xuất diện tích cho khu bảo tồn là 10.640 ha. Dự án được bộ Lâm nghiệp cũ phê duyệt năm 1992, RĐD Hữu Liên thuộc sự quản lý của Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Lạng Sơn. Hiện tại RĐD Hữu Liên có diện tích 10.640 ha thuộc sự quản lý của Ban quản lý RĐD Hữu Liên. Ban quản lý RĐD Hữu Liên được thành lập năm 1998 theo quyết dịnh số 10/QĐ-KL ngày 10/06/1989 của UBND tỉnh Lạng Sơn. Ban quản lý trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn. RĐD Hữu Liên được ghi nhận có sự đa dạng về thành phần loài sinh vật và các hệ sinh thái rừng với nhiều loài quí hiếm có giá trị bảo tồn cao. Một số loài thực vật quý hiếm như: Nghiến (Buretiodendron tonkinensis), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Hoàng đàn (Cupressus torulosa)... Nơi đây cũng có nhiều loài động vật quý hiếm có giá trị bảo tồn cao như: Hươu xạ (Moschus berezovskii), Hổ (Panthera tigris), báo (Panthera pardus), sơn dương (Capricornis sumatraensis), tắc kè (Gerko gerko)... Không chỉ vậy RĐD Hữu Liên còn có vai trò lớn trong phòng hộ đầu nguồn Sông Thương. RĐD Hữu Liên có cảnh quan nổi bật là núi đá vôi. Khu bảo tồn có 9.734 ha núi đá vôi, chiếm 91% diện tích RĐD. Trong đó diện tích rừng trên núi đá vôi là 9.082 ha chiếm 93% diện tích núi đá vôi. Trước năm 1991 rừng ở đây còn rất tốt, sau đó do sự khai thác tài nguyên rừng bữa bãi của người dân, nguồn tài nguyên đa dạng sinh học ngày càng cạn kiệt. Nạn khai thác trộm gỗ, lâm sản của nhân dân địa phương và nạn đốt rừng làm nương rẫy đã làm cho diện tích đất trống, núi trọc ở vùng thấp 2 chân núi tăng lên nhiều. Diện tích rừng nghèo tăng, diện tích rừng tốt còn lại ít đi và thường nằm trên các sườn dốc, trên các dông núi cao hiểm trở. RĐD đã được tổ chức bảo vệ, nhiều khu rừng có giá trị đã bắt đầu được phục hồi. Tuy nhiên, việc quản lý, bảo vệ, đầu tư vào KBT chưa thật đầy đủ với giá trị và quy mô của nó. Do vậy, rừng vẫn bị xâm phạm và chịu nhiều tác động, đặc biệt là sức ép của người dân từ cộng đồng các dân tộc có ở nơi đây. Đã có một số công trình nghiên cứu về khu hệ thú ở nơi đây và các nghiên cứu đã cho thấy khu hệ thú ở KBTTN Hữu Liên khá phong phú với nhiều loài có ý nghĩa bảo tồn trong nước và trên toàn cầu. Đặc biệt, quần thể hươu xạ ở KBTTN Hữu Liên được xem là quần thể hượu xạ lớn nhất còn lại ở Việt Nam cần được đặc biệt quan tâm bảo tồn. Tuy nhiên, công tác bảo tồn thú ở KBTTN Hữu Liên trong nhiều năm qua gặp nhiều khó khăn, các quần thể thú luôn phải chịu các áp lực săn bắt và suy thoái sinh cảnh cao làm cho biến đổi. Để góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn khu hệ thú ở KBTTN Hữu Liên, đặc biệt là quần thể hươu xạ quý hiếm ở đây, chúng tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá giá trị bảo tồn khu hệ thú, xác định các tác nhân đe doạ và đề xuất giải pháp quản lý bảo tồn khu hệ thú ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên, tỉnh Lạng sơn”. 3 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. VAI TRÒ CÁC KBTTN TRONG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Thiên nhiên Việt Nam rất giàu về đa dạng sinh học. Hiện nay, hệ thực vật đã thống kê được 11.178 loài có mạch bậc cao (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997). Trong đó có khoảng 2.300 loài đã được nhân dân ta sử dụng làm lương thực, thực phẩm và nhiều công dụng khác. Hệ thực vật Việt Nam có tính đặc hữu cao (Thái Văn Trừng, 1970). Nhiều loài thực vật mới đang còn được thống kê, mô tả. Những năm gần đây có thêm nhiều loài thực vật mới được phát hiện trong đó đáng chú ý là các loài lan quý trong đó có một loài đã từng bị coi là tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Hệ động vật Việt Nam rất phong phú, các nhà động vật học đã thống kế được 322 loài và phân loài thú, 828 loài chim, 458 loài bò sát, 162 loài ếch nhái, 547 loài cá nước ngọt, 2.033 loài cá biển, 12.000 loài côn trùng và hàng chục ngàn loài động vật không xương sống (Nguyễn Xuân Đặng và cs., 2009; Võ Quý, 1997; Nguyễn Văn Sáng và cs., 2005). Số dạng đặc hữu cũng rất phong phú với hơn 100 loài và phân loài chim, 78 loài và phân loài thú. Rất nhiều loài có giá trị thực tiễn cao và ý nghĩa bảo tồn lớn. Cũng như thực vật, nhiều loài động vật vẫn đang tiếp tục được thống kê và mô tả mới cho Việt Nam và cho khoa học. Việt Nam rất đa dạng các hệ sinh thái, bao gồm nhiều kiểu rừng khác nhau từ kiểu rừng kín thường xanh đến kiểu rừng kín rụng lá ở các độ cao khác nhau và lập địa khác nhau. Tất cả đều giàu các loại động thực vật sinh sống. 4 Tuy nhiên do sự tàn phá của chiến tranh và việc khai thác sử dụng không hợp lý trong hiều thập kỷ qua mà tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam đã và đang bị giảm sút nghiêm trọng. Diện tích rừng suy giảm, một số loài động vật đã bị diệt vong... Nhiều loài động thực vật ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: