Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển cây lâm sản ngoài gỗ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông, tỉnh Hoà Bình

Số trang: 93      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 93,000 VND Tải xuống file đầy đủ (93 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Nghiên cứu đề xuất giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển cây lâm sản ngoài gỗ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông, tỉnh Hoà Bình" nhằm đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển cây LSNG trong khu vực để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn và đóng góp vào việc phát triển kinh tế – xã hội tại đại bàn nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển cây lâm sản ngoài gỗ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông, tỉnh Hoà Bình BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------------------------------------- NGUYỄN ANH ĐỨC NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NGỌC SƠN – NGỔ LUÔNG, TỈNH HOÀ BÌNH Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS . TRẦN VIỆT HÀ HÀ NỘI – 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------------------------------- NGUYỄN ANH ĐỨC NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NGỌC SƠN – NGỔ LUÔNG, TỈNH HOÀ BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI – 2012 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam hiện nay, lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là nguồn cung cấp các sản phẩm hàng ngày cho cộng đồng dân cư sống gần rừng, đem lại những khoản thu nhập không nhỏ góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc miền núi. Là mô ̣t nước nhiê ̣t đới nên tài nguyên LSNG của nước ta rất phong phú và đa dạng, đang còn tiềm ẩn những giá trị cao về đa da ̣ng sinh ho ̣c cũng như phát triển kinh tế - xã hô ̣i. Thực tế cho thấ y tài nguyên LSNG ở Viê ̣t Nam đang ngày càng bị cạn kiệt, do các hoạt động khai thác và sử dụng không bền vững của con người. Để ngăn chặn tình trạng này, Chính phủ đã thực hiện nhiều dự án và chương trình bảo vệ và phát triển rừng như chương trình 327, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, vv. Tuy nhiên trên thực tế việc khai thác và buôn bán các loại LSNG chưa được quản lý một cách chặt trẽ, thiếu sự điều tiết và hướng dẫn cụ thể bởi các cơ quan chức năng, chính quyề n các địa phương rất ít hoặc không quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển LSNG. Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông được thành lập từ năm 2004, có có mục tiêu chính là bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và góp phần phát triển kinh tế xã hội trong vùng. Từ khi thành lâ ̣p khu bảo tồn thiên nhiên việc bảo vệ, duy trì và phát triển tài nguyên rừng nói chung và tài nguyên về LSNG nói riêng đã có nhiều cải thiện. Tuy nhiên, do mới đươ ̣c thành lâ ̣p nên viê ̣c ổ n đinh ̣ kinh tế – xã hô ̣i song song với các hoa ̣t đô ̣ng bảo tồ n đang là vấ n đề lớn cầ n giải đáp. Để góp phầ n phần xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững trên điạ bàn Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông thì viê ̣c thực hiê ̣n đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển cây LSNG tại Khu bản tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông, tỉnh Hòa Bình” là cầ n thiế t, nhằ m đánh giá hiện trạng và tiề m năng phát triể n cây LSNG trong khu vực để đề xuấ t giải pháp nâng cao hiê ̣u quả bảo tồ n và đóng góp vào viê ̣c phát triể n kinh tế – xã hô ̣i ta ̣i điạ bàn nghiên cứu. 2 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về lâm sản ngoài gỗ và thực vật cho lâm sản ngoài gỗ 1.1.1. Một số thuật ngữ sử dụng để chỉ LSNG Chương trình nghị sự 21 và các nguyên tắc về rừng đã được chấp nhận ở Hội nghị Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCED), họp tại Rio de Janero năm 1992, đã xác định lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là một đối tượng quan trọng, một nguồn lợi môi trường cho phát triển lâm nghiệp bền vững, cần được chú ý nhiều hơn nữa. Mặc dù vậy thuật ngữ LSNG mới xuất hiện trong khoảng hơn mười năm trở lại đây. Ở nước ta thuật ngữ LSNG vẫn chưa được đưa vào cả trong từ điển tiếng Việt lẫn thuật ngữ lâm nghiệp để sử dụng thống nhất, đồng thời để giúp mọi người có quan niệm đúng đắn về LSNG. Trên thực tế tồn tại một số thuật ngữ được sử dụng để chỉ các lâm sản khác không phải là gỗ như: Lâm sản phụ; Lâm sản khác; Đặc sản rừng; Các lợi ích phi gỗ của rừng; Tài sản phi gỗ và các dịch vụ. Thuật ngữ lâm sản phụ được sử dụng trong một thời gian dài ở nhiều nước trên thế giới, và người ta cho rằng gỗ là lâm sản chính. Nhưng ở nhiều nước, lâm sản gỗ lại ít quan trọng hơn so với lâm sản khác của rừng, như keo dán và nhựa mủ. Thuật ngữ này dựa vào tầm quan trọng của sản phẩm nên có khuynh hướng không ổn định. Bởi vì, một số sản phẩm có thể thứ yếu trong điều kiện này, nhưng lại quan trọng trong điều kiện khác, do đó thuật ngữ lâm sản phụ không thể phù hợp để sử dụng một cách thống nhất. Thuật ngữ lâm sản khác không thể ổn định và phù hợp. Bởi vì các lâm sản chính thay đổi tuỳ theo điều kiện, làm cho thành phần của những lâm sản khác sẽ không như nhau. Thuật ngữ đặc sản rừng Cũng không rõ ràng về phạm vi và ranh giới vì nó phản ánh những sản phẩm đặc biệt và có thể thay đổi tuỳ theo tình hình. Hơn nữa, nó không đề cập đến sự loại trừ những sản phẩm gỗ. Với sự bao quát chung, thuật ngữ các lợi ích phi gỗ của rừng bao gồm cả những lợi ích có thể hoặc không thể trở thành hàng hoá, Cũng như những lợi ích có 3 thể đo được hoặc không thể đo được. Vì vậy, nó chưa phải l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: