Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng bền vững tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

Số trang: 88      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,009.05 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 88,000 VND Tải xuống file đầy đủ (88 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận văn là tìm hiểu và đánh giá thực trạng quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng có sự tham gia tại tại xã Hòa thắng – huyện Bắc Bình – tỉnh Bình Thuận. Xác định các đặc điểm tự nhiên và xã hội thúc đẩy hoặc cản trở các hoạt động liên quan đến tài nguyên rừng tại xã Hòa Thắng – huyện Bắc Bình – tỉnh Bình Thuận. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng bền vững tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình ThuậnBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HỒ THIỆN ĐANG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP ĐỒNG QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TẠI XÃ HÒA THẮNG, HUYỆN BẮC BÌNH, TỈNH BÌNH THUẬN CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI VIỆT HẢI Hà nội, 2011BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HỒ THIỆN ĐANG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP ĐỒNG QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TẠI XÃ HÒA THẮNG, HUYỆN BẮC BÌNH, TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2011 1 Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI1.1. Đặt vấn đề Trải qua các giai đoạn lịch sử tiến hoá dài, nhận thức của con người về rừngngày càng tốt hơn, rừng cần được quản lý tốt để cung cấp ổn định lâu dài cho conngười các lợi ích kinh tế, các lợi ích môi trường và các lợi ích xã hội. Vấn đề màtoàn thế giới và từng quốc gia đều có sự quan tâm đặc biệt là làm thế nào để quảnlý rừng cho tốt để đảm bảo bền vững việc cung cấp tối ưu về 3 mặt kinh tế, xã hộivà môi trường, trong đó các giá trị môi trường của rừng đối với con người là khôngthể thay thế được. Một định nghĩa về QLBVR có thể được sử dụng như sau:QLBVR là quá trình quản lý những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặcnhiều hơn những mục tiêu quản lý đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuấtliên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kểnhững giá trị di truyền và năng suất tương lai và không gây ra những tác độngkhông mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội (ITTO, 2002). Sự xuống cấp của tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang là một vấn đềtoàn cầu. Tác động của chúng ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ lên đời sống củangười dân ở các cấp độ khác nhau, từ khu vực cho đến từng cộng đồng và từngnông hộ. Thật vậy, hầu hết người nghèo ở mọi nơi đều có cuộc sống phụ thuộc vàotài nguyên thiên nhiên và các tiến trình chức năng của hệ sinh thái. Người dân trongcác cộng đồng địa phương vừa là tác nhân, vừa là nạn nhân của sự xuống cấp cơ sởtài nguyên mà họ phụ thuộc, điều này đặc biệt đúng đối với người nghèo trong cáccộng đồng đang có sự chuyển đổi từ nền kinh tế tự túc tự cấp sang nền kinh tế hànghóa. Chính vì thế, kinh tế hộ và cuộc sống của họ có thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳmột biến động nào từ tài nguyên thiên nhiên. Sự phụ thuộc đời sống người dân vàotài nguyên rừng cũng đồng nghĩa với việc quản lý tài nguyên rừng cần phải có sựtham gia của cộng đồng . 2 Từ trước tới nay, việc xây dựng các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộcũng như xây dựng kế hoạch quản lý và hoạt động vẫn thường sử dụng cách tiếpcận từ trên xuống, chưa quan tâm đến người dân sống trong và gần các khu rừngnày. Điều này đã đặt người dân vào vai trò là người ngoài cuộc trong công tác bảotồn thiên nhiên. Tiềm năng to lớn của người dân về lực lượng, về những hiểu biếtvà kinh nghiệm lâu đời trong quản lý, sử dụng tài nguyên chưa được khai thác ứngdụng. Trong khi đó, bảo tồn thiên nhiên thường mâu thuẫn với những lợi ích củangười dân vốn sinh sống phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên rừng. Nhiều nơi, thayvì tham gia quản lý bảo vệ tài nguyên, người dân đã đối đầu với lực lượng quản lýbảo vệ rừng của chính quyền. Để giảm các áp lực đối với các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, chia sẻgánh nặng đối với chính quyền các cấp trong tình trạng trên thì việc tham gia củangười dân trong công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên là rất cần thiết.Sự tham gia của người dân không chỉ dừng lại ở mức thụ động, mà cần phải nângcao hơn nữa, như được chuyển giao quyền lực, chủ động tham gia, tiến tới đồngquản lý tài nguyên rừng. Từ đó mới đánh giá đúng đắn vai trò của người dân trongcông tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên về quản lý, sử dụng và chia sẻ lợi ích. Trêncơ sở đó, người dân mới thực sự tự nguyện tham gia vào công tác bảo tồn, cũngnhư những hiểu biết và kinh nghiệm của họ mới được ứng dụng ngay trên mảnh đấthàng ngày mà họ đang sinh sống. Xu hướng này cũng rất phù hợp với tinh thần củaNghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ về ban hành quy chếdân chủ ở cấp xã và chiến lược bảo tồn thiên nhiên đến năm 2010.1.2. Vấn đề nghiên cứu Từ các bối cảnh lịch sử ra đời của LNXH, việc nghiên cứu về lâm nghiệp cósự tham gia ở từng giai đoạn thời điểm, địa phương, tổ chức lâm nghiệp nhất định,có sự tồn tại khách quan và chủ quan. Do đó, việc nghiên cứu LNXH không thểdừng lại ở tại một thời điểm, một đơn vị địa phương nào mà nó luôn là đề tài mới,mang tính nóng bỏng của các đơn vị hay địa phương có rừng trong mọi thời điểmkhác nhau. 3 Hoà Thắng là xã trung du nằm ven biển của huyện Bắc Bình, với tổng diệntích tự nhiên 23.653,45 ha. Bao gồm 11.216 ha đất lâm nghiệp: Đối tượng rừngphòng hộ 7.743 ha, rừng sản xuất 3.473 ha, đất nông nghiệp và phi nông nghiệp12.437,45 ha (thổ cư, quốc phòng, cơ quan, trường học,...) nằm trong vùng có chếđộ khí hậu mang tính đặc trưng của vùng Duyên Hải Trung bộ. Việc phát triểnLNXH tại đây có những thuận lợi sau (BQL Lê Hồng Phong, 2006): - Các chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư cho lâm nghiệp trong vùng ngàycàng nhiều, như: Dự án PAM 4304, 327, 661 bằng vốn ngân sách của địa phương. - Các tổ chức, cá nhân đã tham gia thuê, nhận khoán đất lâm ngh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: