Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện Phù Yên - tỉnh Sơn La

Số trang: 107      Loại file: pdf      Dung lượng: 901.39 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận văn là xây dựng cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển lâm nghiệp tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Đề xuất một số nội dung cơ bản cho quy hoạch lâm nghiệp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2020. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện Phù Yên - tỉnh Sơn La BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------- NGUYỄN HUY TUẤN NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢNQUY HOẠCH LÂM NGHIỆP HUYỆN PHÙ YÊN - TỈNH SƠN LA CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60 62 60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ SỸ VIỆT Hà Nội, 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả cáchoạt động gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ từ rừng như các hoạtđộng quản lý bảo vệ, gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâmsản và các dịch vụ môi trường rừng. Ngành Lâm nghiệp có vai trò quan trọngtrong việc cung cấp lâm sản cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội,đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phầnxóa đói, giảm nghèo và đảm bảo an ninh quốc phòng. Vì vậy cần phải tiếnhành quy hoạch lâm nghiệp nhằm bố cục hợp lý về mặt không gian tài nguyênrừng và bố trí cân đối các hạng mục sản xuất kinh doanh theo cấp quản lýlãnh thổ và quản lý sản xuất khác nhau, làm cơ sở cho lập kế hoạch, địnhhướng cho sản xuất kinh doanh lâm nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu lâm sảncho nền kinh tế quốc dân. Nói cách khác, quy hoạch lâm nghiệp là tổ chứckinh doanh rừng toàn diện và hợp lý nhằm khai thác tài nguyên rừng và pháthuy những tính năng có lợi khác của rừng một cách bền vững phục vụ yêu cầuvề lâm sản của nền kinh tế quốc dân, đời sống nhân dân, xuất khẩu cũng nhưduy trì các tính năng và tác dụng có lợi khác của rừng như phòng hộ bảo vệđất, giữ nước và bảo vệ môi trường sinh thái. Phù Yên là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La với lợi thế về tiềmnăng đất đai, có tổng diện tích tự nhiên là 123.268 ha, trong đó diện tích đấtrừng là 53.174,9 ha. Đây là nguồn tài nguyên quý giá và phong phú nhất củađịa phương. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua do khai thác và sử dụng rừngchưa hợp lý, hoạt động săn bắn và khai thác gỗ trái phép vẫn thường xuyênxảy ra làm cho diện tích và chất lượng rừng của huyện ngày một suy giảm,thiếu ổn định, hạn hán, lũ lụt xảy ra hàng năm, gây nhiều thiệt hại cho hoạt 2động sản xuất nông lâm nghiệp, dẫn đến tình trạng kinh tế chậm phát triển,đời sồng nhân dân nghèo nàn lạc hậu. Những năm gần đây, cùng với tiến trình phát triển kinh tế của cả nướcvà của tỉnh, kinh tế xã hội huyện Phù Yên đã đạt được những kết quả nhấtđịnh. Mặc dù vậy, sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phù Yên trong thờigian qua vẫn còm chậm, chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của huyện,đặc biệt về tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, cho đến nay huyện Phù Yênvẫn thuộc trong 61 huyện nghèo thuộc chương trình giảm nghèo nhanh và bềnvững của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Nhằm góp phầnphát triển lâm nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn miềnnúi, trong những năm gần đây Nhà nước đã ban hành một số chủ trương chínhsách mới có tác động một cách sâu sắc đến công tác quy hoạch lâm nghiệpnhư: Chương trình 327, chương trình dự án 661; Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999; Luật bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định số23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006; Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày05/2/2007; Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006; Thông tư số05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướngdẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng... Xuất phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu đề xuất phương án quyhoạch lâm nghiệp hợp lý, có cơ sở khoa học sẽ góp phần quản lý tài nguyênrừng bền vững, đóng góp tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đờisống của nhân dân các dân tộc làm nghề rừng, thực hiện xoá đói, giảm nghèovà đưa kinh tế - xã hội và đưa kinh tế xã hội miền núi phát triển hoà nhập vớitiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là hết sức cần thiết. Đây cũng làlý do chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bảnquy hoạch lâm nghiệp huyện Phù Yên - tỉnh Sơn La“ trong khuôn khổ mộtLuận văn tốt nghiệp cao học tại Trường Đại học Lâm nghiệp. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Quy hoạch lâm nghiệp là một bộ phận cấu thành của quy hoạch tổngthể phát triển nông thôn và thuộc phạm trù của quy hoạch vùng. Do đó côngtác quy hoạch lâm nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ với quy hoạch pháttriển nông thôn nhằm tránh sự trồng chéo, hạn chế lẫn nhau giữa các ngành vàtuân thủ theo các nguyên tắc và định hướng của quy hoạch vùng. Thực chấtcủa công tác quy hoạch nói chung là tổ chức không gian và thời gian pháttriển chung cho kinh tế, xã hội, môi trường hoặc một ngành hoặc một lĩnh vựcsản xuất trong từng giai đoạn cụ thể. Mỗi ngành kinh tế muốn tồn tại, pháttriển thì nhất thiết phải tiến hành quy hoạch, sắp xếp một cách hợp lý, màtrong đó công tác điều tra cơ bản phục vụ cho quy hoạch phát triển phải đượcđi trước một bước. 1.1.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ Quy hoạch vùng lãnh thổ là thuộc loại hình quy hoạch tổng thể, đangành ở tầm vĩ mô nhằm khai thác một cách toàn diện và hiệu quả các nguồntài nguyên sẵn có trong một vùng lãnh thổ, bao gồm tài nguyên thiên nhiên,tài nguyên nhân văn và các công trình văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuậtđể phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên,do đặc thù và trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng và mỗi quốc giamà nội dung đề cập trong công tác quy hoạch vùng cũng có những điểm khácnhau. 1.1.1 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: