Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên

Số trang: 148      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.46 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải tài liệu: 148,000 VND Tải xuống file đầy đủ (148 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận văn nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ và phát triển lâm nghiệp của huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên. Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất, đất lâm nghiệp, điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Đề xuất các nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ và phát triển lâm nghiệp huyện trong 10 năm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Nhé tỉnh Điện BiênBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------- TRẦN THỊ HỒNG HẠNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG HUYỆN MƯỜNG NHÉ TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2011BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------- TRẦN THỊ HỒNG HẠNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG HUYỆN MƯỜNG NHÉ TỈNH ĐIỆN BIÊN Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRỌNG BÌNH Hà Nội, 2011 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng và đất rừng của Việt Nam hiện nay đã và đang bị suy giảmnghiêm trọng, nạn khai thác rừng trái phép, đốt nương làm rẫy làm cho môitrường sinh thái bị huỷ hoại, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng.Vì vậy mà việc quản lý, bảo vệ, khôi phục lại và phát triển tài nguyên rừng,phấn đấu hạn chế và tiến tới chấm dứt nạn phá rừng, nâng cao độ che phủ củarừng là mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới. Đồng thời, đểquản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững và lâu dài, việc xâydựng phương án qui hoạch hợp lý là yêu cầu cấp thiết đối với các nhà quản lý. Mường Nhé là một huyện vùng cao biên giới, đặc biệt khó khăn củatỉnh Điện Biên; Mường Nhé có đường biên giới chung với hai nước Cộng hòadân chủ nhân dân Lào và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 249.950,43 ha; gồm 16 xã chủyếu là dân tộc thiểu số với diện tích đất lâm nghiệp là 215.489,8 ha. Đời sốngcủa người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, ngành nghề chủ yếu là sảnxuất nông nghiệp thuần túy và khai thác sản phẩm từ rừng. Những năm gầnđây được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ nhiều Chương trình, Dự án pháttriển kinh tế xã hội được ưu tiên đầu tư vào địa bàn huyện như dự án trồngrừng 661, chương trình 135, và mới đây là chương trình hỗ trợ giảm nghèonhanh và bền vững chính sách 30a cho 61 huyện nghèo. Vì vậy đời sống củanhân dân trong huyện đã được cải thiện một bước đáng kể. Tuy vậy MườngNhé vẫn là một trong bốn huyện nghèo nhất của tỉnh Điện Biên, tỷ lệ hộ nghèotính đến tháng 3 năm 2010 là 65,3%. Trên địa bàn huyện các cơ sở sản xuất lớn hầu như chưa có, sản xuấtnông, lâm, ngư nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa hình thành được các vùngsản xuất hàng hóa tập trung. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và 2chuyển dịch cơ cấu trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp những năm gầnđây đã có chuyển biến tích cực song còn chậm. Các ngành nghề công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển nên chưa hỗ trợ được cho sảnxuất nông lâm nghiệp. Bên cạnh đó công tác bảo vệ và phát triển rừng cũngnhư quản lý sử dụng rừng còn nhiều tồn tại, bất cập như những diện tích rừngvà đất lâm nghiệp đã được giao, khoán ổn định lâu dài theo quy định của Nhànước sử dụng kém hiệu quả, năng suất và chất lượng rừng chưa cao, tìnhtrạng khai thác rừng trái phép vẫn diễn ra thường xuyên. Công tác quy hoạchphân chia ba loại rừng chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương,việc sử dụng rừng chưa đúng mục đích. Những tồn tại này làm cho công tácquản lý, bảo vệ và phát triển rừng gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc lập kếhoạch, triển khai một phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển lâm nghiệphợp lý, có cơ sở khoa học sẽ góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống củangười dân địa phương, thực hiện xoá đói giảm nghèo và đưa kinh tế xã hộicủa huyện, hoà nhập với tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước làhết sức cần thiết. Là cơ sở để Nhà nước đầu tư hỗ trợ cho sản xuất lâm nghiệpđảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và bền vững; Đáp ứng được mục tiêu củachương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững ở một huyện nghèo; Phùhợp và phát huy được lợi thế của từng địa phương, gắn với chiến lược tổngthể phát triển kinh - tế xã hội của huyện, tỉnh và vùng. Với những lý do trên và để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sỹ củamình tôi tiến hành luận văn với đề tài “ Nghiên cứu đề xuất những nội dungcơ bản quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Nhé tỉnh ĐiệnBiên” nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển lâmnghiệp trên địa bàn huyện. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Nhận thức chung về quy hoạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: