Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp tại xã Nam Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình

Số trang: 104      Loại file: pdf      Dung lượng: 903.95 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn này nghiên cứu tình hình thực tế của địa phương về một số mặt có liên quan đến sử dụng đất của địa phương, để từ đó đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp, những giải pháp sử dụng đất tổng hợp và bền vững, lâu dài cho xã Nam Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp tại xã Nam Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà BìnhBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- ĐỖ ANH TUẤN NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT, PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP TẠI XÃ NAM PHONG, HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HOÀ BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, năm 2009BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- ĐỖ ANH TUẤN NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT, PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP TẠI XÃ NAM PHONG, HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HOÀ BÌNH Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN HỮU VIÊN Hà Nội, năm 2009 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là TNTN vô cùng quý giá, là TLSX đặc biệt. Đất đai là thành phầnquan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xâydựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng [18]. Đất đai cần thiếtcho mọi ngành sản xuất, mà đặc biệt là đối với sản xuất NLN thì đất đai vừa là đốitượng sản xuất, vừa là TLSX không gì có thể thay thế được, sản xuất ra của cải vậtchất, lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Vì vậy, đất đai là tài sản rất quýbáu của mỗi quốc gia. Nước ta với 3/4 diện tích đất đai là vùng đồi núi và trung du, diện tích đấtđồng bằng nhỏ hẹp chỉ vào khoảng 1/4 diện tích đất đai toàn quốc. Phần lớn dân sốtập trung sinh sống ở vùng nông thôn, trung du và miền núi, đời sống kinh tế củanhân dân ở những vùng này vẫn dựa chủ yếu vào canh tác nông nghiệp, NLKH vàlâm nghiệp với trình độ canh tác còn lạc hậu, KHKT phát triển chậm. Hoà nhịp vớisự phát triển của đất nước, đời sống KTXH của các dân tộc vùng cao những nămgần đây đã có nhiều khởi sắc, từng bước vươn lên xoá đói giảm nghèo và làm giàutrên chính mảnh đất của mình. Đạt được những thành tựu đáng khích lệ này, ngoàisự nỗ lực của nhân dân địa phương còn phải kể đến sự trợ giúp của nhà nước, cộngvới sự tiến bộ của KHKT, sự nhiệt tình năng nổ của đội ngũ KNKL và đặc biệt củacác chủ trương chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước giúp nhân dâncác dân tộc vùng cao vươn lên bằng con đường phát triển sản xuất NLN. Để đảm bảo cho sản xuất NLN tăng trưởng liên tục, lâu dài và bền vững chovùng cao, nông thôn, miền núi, đòi hỏi công tác QHSDD nông, lâm nghiệp phảiđược chú trọng và quan tâm hàng đầu. Công tác QHSDD phải là bước đi đầu tiên cótính chất hoạch định cho các bước tiếp theo. Do đó cần phải có sự phối hợp, kếthợp, xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng nhằm phát huy tối đa những mặt thuận lợi củaĐKTN, KTXH, phù hợp với nguồn lực, với tâm tư nguyện vọng, phong tục tậpquán của người dân địa phương. 2 Nam Phong là một xã vùng cao của huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình, toànxã có 10 xóm, với 2 dân tộc chính là Kinh và Mường (người Mường chiếm tới80%), toàn xã có 803 hộ và 3.867 nhân khẩu, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khókhăn, nền sản xuất chủ yếu dựa trên thế mạnh là sản xuất NLN. Tuy có thuận lợi vềgiao thông vì xã ở gần đường giao thông (Quốc lộ 6) nên thuận lợi cho việc đi lạinhưng Nam Phong là một xã vùng cao nên cũng gặp phải những khó khăn nhất địnhnhư: dân số đông trong khi diện tích đất canh tác NLN lại có hạn, chủ yếu là đấtdốc, đất chưa sử dụng còn chiếm tỷ lệ khá cao, nhân dân thiếu kiến thức, kỹ thuậtvà nguồn vốn đầu tư cho sản xuất. Cán bộ và nhân dân trong xã còn gặp nhiều khókhăn trong việc thiếu kiến thức trong quản lý và sử dụng đất đai, trong những nămqua việc quản lý và sử dụng đất đai của xã tuy đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn còngặp phải khó khăn như: chưa được đo đạc địa chính, nhân dân chưa hiểu biết hết vềluật đất đai và chính sách liên quan. Việc sử dụng đất do thiếu hiểu biết của ngườidân trong xã trong quá trình sử dụng đất đã và đang ngày càng làm cho đất bị thoáihoá dần. Để giải quyết vấn đề này thì công việc đầu tiên là phải tìm ra một phươngán QHSDD NLN tối ưu cho xã Nam Phong, tạo tiền đề cho việc quy hoạch pháttriển sản xuất NLN trên toàn xã, sắp xếp cũng như phân bổ lại quỹ đất trên địa bànxã sao cho việc sử dụng đất có hiệu quả, tổng hợp và lâu dài, nhằm đáp ứng nhu cầungày một tăng của nhân dân trong xã, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần củanhân dân, đồng thời cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá cho thị trường. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: