Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống giám sát và đánh giá tác động của Dự án Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên (Dự án KfW6)
Số trang: 126
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.30 MB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài này nghiên cứu phân tích việc đánh giá các tác động của Dự án Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên (Dự án KfW6) trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường nhằm sớm đề xuất những điều chỉnh để dự án đạt được mục tiêu đề ra, qua đó hoàn thiện hệ thống giám sát và đánh giá tác động của dự án. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống giám sát và đánh giá tác động của Dự án Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên (Dự án KfW6) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HOÀNG PHÚ MỸ NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN KHÔI PHỤC RỪNG VÀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở CÁC TỈNH QUẢNG NAM, QUẢNG NGÃI, BÌNH ĐỊNH VÀ PHÚ YÊN (DỰ ÁN KFW6) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, NĂM 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HOÀNG PHÚ MỸ NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN KHÔI PHỤC RỪNG VÀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở CÁC TỈNH QUẢNG NAM, QUẢNG NGÃI, BÌNH ĐỊNH VÀ PHÚ YÊN (DỰ ÁN KFW6) CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH ĐỨC THUẬN HÀ NỘI, NĂM 2009 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người, điều đó được khẳng định trong nhiều Công ước quốc tế mà chính phủ Việt Nam đã ký kết. Ngoài việc cung cấp gỗ, lâm đặc sản phục vụ cho nền kinh tế quốc dân, rừng còn có vai trò bảo vệ môi trường, duy trì cân bằng sinh thái, bảo tồn nguồn gen cũng như các tác dụng khác nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Tuy nhiên, tài nguyên rừng đang ngày càng cạn kiệt. Theo thống kê của tổ chức FAO, trong mấy chục năm gần đây trên thế giới đã có trên 200 triệu ha rừng tự nhiên bị mất, trong khi đó phần lớn diện tích rừng còn lại bị thoái hoá nghiêm trọng cả về đa dạng sinh học và chức năng sinh thái [28]. Ở Việt Nam, từ năm 1943 đến năm 1990 diện tích rừng suy giảm nhanh chóng từ 14,3 triệu ha với độ che phủ là 43% xuống còn 9,18 triệu ha, độ che phủ rừng là 27,2%. Bằng rất nhiều nguyên nhân như chiến tranh, đốt nương làm rẫy, khai thác quá mức…. mà trong vòng 50 năm Việt Nam đã mất đi khoảng 5,7 triệu ha rừng, thay vào đó là những diện tích đất trống đồi núi trọc và diện tích rừng còn lại cũng có chất lượng rất thấp. Theo kết quả kiểm kê rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến ngày 31/12/2008 diện tích rừng nước ta đã tăng lên là 13,12 triệu ha với độ che phủ là 38,7%. Đạt được kết quả trên không thể không nhắc đến sự góp sức của các dự án đầu tư của Chính phủ cũng như của các tổ chức trong và ngoài nước, trong đó có đóng góp rất quan trọng của vốn ODA và nó đang góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở các vùng nông thôn miền núi, từng bước làm thay đổi độ che phủ của rừng. Hiện nay ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã và đang nhận được sự hỗ trợ phát triển từ chính phủ các nước thông qua các chương trình dự án. Tuy nhiên hiệu quả của từng dự án là rất khác nhau về mức độ đạt được, nó do nhiều nguyên nhân như hệ thống thể chế chính sách của Việt Nam và chính sách của các nhà tài trợ còn nhiều bất cập, từ những văn bản đầu vào của từng dự án đến sự chuẩn bị, thực thi, giám sát và đánh giá trong quá trình thực hiện dự án. Việc 2 tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hiệu quả của các dự án để khắc phục trong quản lý các dự án là rất cần thiết. Để chương trình, dự án đạt kết quả cao thì “giám sát, đánh giá” là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý dự án. Giám sát là một quá trình liên tục được xây dựng để kiểm tra tiến độ so với kế hoạch đã đặt ra của một dự án đang tiến hành, từ đó có thể thay đổi cho phù hợp. Còn đánh giá dự án là quá trình được lập nên để xem xét mức độ hoàn thành hoặc đang thực hiện của một dự án dựa trên những tiêu chí đánh giá dự án (hiệu quả, hiệu suất, tác động, tính thích hợp và khả năng duy trì dự án), sau đó khuyến nghị về quá trình thực hiện dự án trong tương lai cũng như rút ra các bài học kinh nghiệm cho các dự án khác [27]. Trước thập kỷ 90 của thế kỷ trước, thuật ngữ “đánh giá dự án” mới chỉ giới hạn ở đánh giá hiệu quả bao gồm hiệu lực thực thi (efficiency) và hiệu quả (effectiveness). Đến những năm 90 thì các hoạt động đánh giá bao gồm cả đánh giá tác động (impact assessment), tức là xem xét xem các hoạt động của dự án đó có bền vững sau khi dự án kết thúc không (John et al, 2000). Việc đánh giá tác động được coi như bắt buộc đối với tất cả các hoạt động đánh giá hiện nay. Các tác động được xác định bao gồm tất cả các thay đổi về sinh thái, văn hoá xã hội, kinh tế, kỹ thuật, thể chế và chính sách đem lại bởi các hoạt động của dự án. Giám sát, đánh giá dự án có vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của các dự án thông qua những điều chỉnh kịp thời của nhà quản lý. Giám sát, đánh giá tác động có thể được sử dụng như một công cụ chỉ đạo trong công tác quản lý dự án và cung cấp thông tin cho các cấp xây dựng chủ trương, chính sách nhằm giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định thích hợp. Nó quy định trách nhiệm giải trình cho các thành phần tham gia dự án về việc thực hiện các mục tiêu đã được dự định cũng như việc sử dụng các nguồn vốn, vật tư đã được cung cấp. Để phục vụ tốt mục đích của hệ thống này, công tác giám sát tác động cần phải có những chu kỳ thực hiện đều đặn và phải được tiếp tục duy trì sau khi kết thúc dự án, do đó ta cần phải có những cam kết thực hiện đầy đủ với các Nhà 3 tài trợ trong công tác giám sát tác động. Hệ thống giám sát đề xuất cần phải hướng tới một tổng thể thiết kế cân đối nằm trong phạm vi mong đợi và mức độ chính xác của các thông tin cũng như các nguồn lực sẵn có của dự án. Các kết quả của hệ thống giám sát tác động sẽ cung cấp cho dự án những số liệu về tính hiệu quả của các hoạt động giám sát nhằm thực hiện hoàn tất các mục tiêu của dự án và ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống giám sát và đánh giá tác động của Dự án Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên (Dự án KfW6) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HOÀNG PHÚ MỸ NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN KHÔI PHỤC RỪNG VÀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở CÁC TỈNH QUẢNG NAM, QUẢNG NGÃI, BÌNH ĐỊNH VÀ PHÚ YÊN (DỰ ÁN KFW6) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, NĂM 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HOÀNG PHÚ MỸ NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN KHÔI PHỤC RỪNG VÀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở CÁC TỈNH QUẢNG NAM, QUẢNG NGÃI, BÌNH ĐỊNH VÀ PHÚ YÊN (DỰ ÁN KFW6) CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH ĐỨC THUẬN HÀ NỘI, NĂM 2009 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người, điều đó được khẳng định trong nhiều Công ước quốc tế mà chính phủ Việt Nam đã ký kết. Ngoài việc cung cấp gỗ, lâm đặc sản phục vụ cho nền kinh tế quốc dân, rừng còn có vai trò bảo vệ môi trường, duy trì cân bằng sinh thái, bảo tồn nguồn gen cũng như các tác dụng khác nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Tuy nhiên, tài nguyên rừng đang ngày càng cạn kiệt. Theo thống kê của tổ chức FAO, trong mấy chục năm gần đây trên thế giới đã có trên 200 triệu ha rừng tự nhiên bị mất, trong khi đó phần lớn diện tích rừng còn lại bị thoái hoá nghiêm trọng cả về đa dạng sinh học và chức năng sinh thái [28]. Ở Việt Nam, từ năm 1943 đến năm 1990 diện tích rừng suy giảm nhanh chóng từ 14,3 triệu ha với độ che phủ là 43% xuống còn 9,18 triệu ha, độ che phủ rừng là 27,2%. Bằng rất nhiều nguyên nhân như chiến tranh, đốt nương làm rẫy, khai thác quá mức…. mà trong vòng 50 năm Việt Nam đã mất đi khoảng 5,7 triệu ha rừng, thay vào đó là những diện tích đất trống đồi núi trọc và diện tích rừng còn lại cũng có chất lượng rất thấp. Theo kết quả kiểm kê rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến ngày 31/12/2008 diện tích rừng nước ta đã tăng lên là 13,12 triệu ha với độ che phủ là 38,7%. Đạt được kết quả trên không thể không nhắc đến sự góp sức của các dự án đầu tư của Chính phủ cũng như của các tổ chức trong và ngoài nước, trong đó có đóng góp rất quan trọng của vốn ODA và nó đang góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở các vùng nông thôn miền núi, từng bước làm thay đổi độ che phủ của rừng. Hiện nay ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã và đang nhận được sự hỗ trợ phát triển từ chính phủ các nước thông qua các chương trình dự án. Tuy nhiên hiệu quả của từng dự án là rất khác nhau về mức độ đạt được, nó do nhiều nguyên nhân như hệ thống thể chế chính sách của Việt Nam và chính sách của các nhà tài trợ còn nhiều bất cập, từ những văn bản đầu vào của từng dự án đến sự chuẩn bị, thực thi, giám sát và đánh giá trong quá trình thực hiện dự án. Việc 2 tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hiệu quả của các dự án để khắc phục trong quản lý các dự án là rất cần thiết. Để chương trình, dự án đạt kết quả cao thì “giám sát, đánh giá” là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý dự án. Giám sát là một quá trình liên tục được xây dựng để kiểm tra tiến độ so với kế hoạch đã đặt ra của một dự án đang tiến hành, từ đó có thể thay đổi cho phù hợp. Còn đánh giá dự án là quá trình được lập nên để xem xét mức độ hoàn thành hoặc đang thực hiện của một dự án dựa trên những tiêu chí đánh giá dự án (hiệu quả, hiệu suất, tác động, tính thích hợp và khả năng duy trì dự án), sau đó khuyến nghị về quá trình thực hiện dự án trong tương lai cũng như rút ra các bài học kinh nghiệm cho các dự án khác [27]. Trước thập kỷ 90 của thế kỷ trước, thuật ngữ “đánh giá dự án” mới chỉ giới hạn ở đánh giá hiệu quả bao gồm hiệu lực thực thi (efficiency) và hiệu quả (effectiveness). Đến những năm 90 thì các hoạt động đánh giá bao gồm cả đánh giá tác động (impact assessment), tức là xem xét xem các hoạt động của dự án đó có bền vững sau khi dự án kết thúc không (John et al, 2000). Việc đánh giá tác động được coi như bắt buộc đối với tất cả các hoạt động đánh giá hiện nay. Các tác động được xác định bao gồm tất cả các thay đổi về sinh thái, văn hoá xã hội, kinh tế, kỹ thuật, thể chế và chính sách đem lại bởi các hoạt động của dự án. Giám sát, đánh giá dự án có vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của các dự án thông qua những điều chỉnh kịp thời của nhà quản lý. Giám sát, đánh giá tác động có thể được sử dụng như một công cụ chỉ đạo trong công tác quản lý dự án và cung cấp thông tin cho các cấp xây dựng chủ trương, chính sách nhằm giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định thích hợp. Nó quy định trách nhiệm giải trình cho các thành phần tham gia dự án về việc thực hiện các mục tiêu đã được dự định cũng như việc sử dụng các nguồn vốn, vật tư đã được cung cấp. Để phục vụ tốt mục đích của hệ thống này, công tác giám sát tác động cần phải có những chu kỳ thực hiện đều đặn và phải được tiếp tục duy trì sau khi kết thúc dự án, do đó ta cần phải có những cam kết thực hiện đầy đủ với các Nhà 3 tài trợ trong công tác giám sát tác động. Hệ thống giám sát đề xuất cần phải hướng tới một tổng thể thiết kế cân đối nằm trong phạm vi mong đợi và mức độ chính xác của các thông tin cũng như các nguồn lực sẵn có của dự án. Các kết quả của hệ thống giám sát tác động sẽ cung cấp cho dự án những số liệu về tính hiệu quả của các hoạt động giám sát nhằm thực hiện hoàn tất các mục tiêu của dự án và ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Luận văn Thạc sĩ Lâm học Hệ thống giám sát rừng Dự án Khôi phục rừng Quản lý rừng bền vữngTài liệu liên quan:
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn Mường Thanh Xa La
136 trang 365 5 0 -
97 trang 330 0 0
-
97 trang 313 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Tìm hiểu xây dựng thuật toán giấu tin mật và ứng dụng
76 trang 302 0 0 -
155 trang 282 0 0
-
115 trang 269 0 0
-
64 trang 265 0 0
-
26 trang 263 0 0
-
70 trang 226 0 0
-
128 trang 224 0 0