Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu kết cấu không gian và tính đa dạng loài của một số quần xã thực vật rừng tại vùng ven hồ Hòa Bình

Số trang: 81      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.21 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định một số đặc điểm về kết cấu không gian và tính đa dạng về loài thực vật của một số quần xã thực vật rừng tại khu vực nghiên cứu; Đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh trong quản lý rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu kết cấu không gian và tính đa dạng loài của một số quần xã thực vật rừng tại vùng ven hồ Hòa BìnhBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------------- NGUYỄN DUY TRÌNHNGHIÊN CỨU KẾT CẤU KHÔNG GIAN VÀ TÍNH ĐA DẠNG LOÀI CỦA MỘT SỐ QUẦN XÃ THỰC VẬT RỪNG TẠI VÙNG VEN HỒ HÒA BÌNH Chuyên ngành : Lâm học Mã số : 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Kim Ngũ HÀ NỘI – 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng Hồ Hòa Bình là một địa điểm có tính chiến lược, quan trọngkhông chỉ riêng của tỉnh Hòa Bình mà còn của cả Quốc gia. Các quần xã thựcvật rừng xung quanh vùng Hồ Hòa Bình chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn,có tác dụng bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn đất, ngăn sự bồiđắp lòng hồ...vv Trong những năm qua cùng với công cuộc xây dựng và phát triển củathủy điện Hòa Bình, việc khai thác rừng bừa bãi, tập quán đốt nương làm rẫy,phương thức sử dụng đất không hợp lý của cộng đồng người dân sống xungquanh vùng lòng hồ đã và đang làm cho rừng phòng hộ bị suy thoái nghiêmtrọng. Chính điều đó đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và ảnh hưởng trựctiếp đến đời sống cộng đồng người dân trong khu vực đó. Sự mất rừng sẽ làm suy giảm nguồn nước, giảm hiệu lực kiểm soát lũlụt của hồ trong mùa mưa, giảm công suất thuỷ điện và khả năng cung cấpnước tưới trong mùa khô. Sự mất rừng còn làm tăng lượng bùn cát bồi lắnglòng hồ, giảm tuổi thọ của hồ. Kết quả điều tra ở vùng hồ cho thấy nếu tốc độbồi lắng đáy hồ mỗi năm từ 50 - 70 cm như hiện nay thì tuổi thọ của Hồ HoàBình sẽ giảm từ 250 năm theo thiết kế xuống còn khoảng dưới 100 năm. Hiện nay cũng đã có một số các công trình nghiên cứu về các lĩnh vựcnhư; quản lý sử dụng đất, hiểu quả của rừng phòng đầu nguồn, lâm sản ngoàigỗ.. vv tại khu vực lòng Hồ Hòa Bình. Nghiên cứu về kết cấu không gian vàtính đa dạng loài của một số quần xã thực vật rừng tại khu vực là chưa nhiều. Để bổ sung thêm các công trình nghiên cứu tại khu vực Hồ Hòa Bình,và phần nào giải quyết các tồn tại đã nêu, đề tài “Nghiên cứu kết cấu khônggian và tính đa dạng loài của một số quần xã thực vật rừng tại vùng ven HồHòa Bình” đã được lựa chọn để nghiên cứu. 2 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Trên thế giới.1.1.1. Về kết cấu rừng1.1.1.1. Về tổ thành loài cây Sự phong phú của hệ thực vật rừng mưa nhiệt đới được nhiều nhà khoahọc ghi nhận. Theo Schimper (1935) ở rừng Bắc Mỹ, trên diện tích 0,5 ha cóđến 25-30 loài cây gỗ lớn; Brown (1941) cũng cho biết ở rừng mưa châu Âuhoặc Bắc Mỹ trong trường hợp cực đoan, rừng có thể bao gồm 20-25 loài câygỗ, [28]. Theo Richards P.W (1952) [28] trong rừng mưa nhiệt đới trong mỗihecta không có mấy khi ít hơn 40 loài cây gỗ, mà có trường hợp còn đến trên100 loài. Nhiều loài cây gỗ lớn sinh trưởng hỗn hợp với nhau theo tỷ lệ khábằng nhau, nhưng cũng có khi chỉ có một hoặc hai loài chiếm ưu thế. Baur G.N (1962) [1], khi nghiên cứu rừng mưa ở gần Belem trên sôngAmazôn, trên ô tiêu chuẩn diện tích khoảng hai hecta đã thống kê được 36 họthực vật và trên ô tiêu chuẩn diện tích hơn 4 hecta ở phía Bắc New SouthWales cũng đã ghi nhận được sự hiện diện của 31 họ chưa kể cây leo, câythân cỏ và thực vật phụ sinh. Trong rừng ẩm nhiệt đới châu Phi, theo Catinot. R (1974) [2] có đếnvài trăm loài thực vật, còn tổ thành thực vật rừng ẩm nhiệt đới ở Đông Nam Áthường có một nhóm loài ưu thế - nhóm họ dầu, chiếm 50% quần thụ. Ở châu Á, trong rừng thứ sinh nhiệt đới vùng Shanxin-Trung Quốc,Zeng và cộng sự (1998) đã thống kê khoảng 280 loài cây dược liệu, 80 loàicây có dầu và 20 loài cây có sợi cũng như một số loài cây gỗ có giá trị khác(dẫn theo Zaizhi Z -2001 [49]). Mức độ phong phú của thành phần thực vậttrong rừng thứ sinh ở Nepal cũng đã được Kanel K.R và Shrestha K (2001 3[43]) điểm qua, có đến 6.500 loài cây có hoa và 4.064 loài cây không hoa,trong đó có trên 1.500 loài nấm và hơn 350 loài địa y.1.1.1.2. Về cấu trúc tầng thứ Một trong những đặc trưng nổi bật của cấu trúc rừng nhiệt đới là hiệntượng phân tầng. Nhưng do tính chất phức tạp của nó nên có ý kiến khôngthống nhất với nhau trong cách phân chia tầng thứ. Chevalier (1917),Mildbraed (1922) đã ngụ ý rằng mọi phương pháp dựa vào chiều cao của câyđể phân cây cối thành tầng đều có tính chất tùy tiện và các “tầng” đó khôngcó một thực tế khách quan. Booberg (1932) đã lập đồ thị chiều cao của tất cảcác cây gỗ đo được trong các “khu rừng bảo vệ” ở Java, và đi đến kết luận làkhông thể nhận ra có mấy tầng cây như các tác giả khác đã mô tả. Ngược lại nhiều tác giả khác cho rằng rừng mưa thường có từ ba đếnnăm tầng: Brown (1919) khi nghiên cứu rừng cây họ đậu tại Phillippin, đã chobiết là các cây gỗ lớn sắp xếp thành ba tầng khá rõ rệt. Để nghiên cứu sự phântầng trong rừng mưa ở Guana. Davis và Richards P.W (1933-1934) dùngphương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng. Phương pháp này được đánhgiá có giá trị nhất về mặt nghiên cứu lý luận cũng như về thực tiễn sản xuất,kết quả đã phân rừng hỗn giao nguyên sinh ở sông Moraballi tại Guana thànhnăm tầng với ba tầng cây gỗ (A,B,C), tầng cây bụi (D) và tầng mặt đất (E).Richards P.W (1936) cho biết trong rừng cây họ dầu hỗn hợp nguyên sinh ởnúi Dulit tại Borneo có ba tầng cây gỗ nhưng tầng A phân biệt rõ ràng còntầng B và C khó xác định rõ ranh giới, ngoài ra còn có tầng cây bụi và tầngthực vật mặt đất; năm 1939 ông cũng phân rừng hỗn hợp nguyên sinh Nigeriathành năm tầng với ba tầng cây gỗ. Vaughan và Weihe (1941) nhận thấy rằngtrong rừng cao đỉnh tại Moritiut sự ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: